Khi học văn học So sánh, tiếp xúc với nhà văn Lỗ Tấn, tôi thấy được sự đồng điệu giữa Lỗ Tấn của Trung Quốc với nhà văn hiện thực Việt Nam Nam Cao. Hai nhà văn của hai đất nước, hai thế kỷ, khác nhau cả về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ… nhưng lại cùng nhìn nhận về xã hội đương thời, về hình tượng người nông dân quen thuộc với những nỗi bi kịch cùng cực gần giống nhau, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đại diện cho hình tượng người nông dân ấy là hai
nhân vật điển hình AQ (AQ chính
truyện của Lỗ Tấn) và Chí Phèo (Chí Phèo của Nam Cao).
Bước ra từ hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam và Trung Quốc đang là
nước thuộc địa nửa phong kiến.
Chí Phèo và AQ chính truyện đều tố cáo bọn địa chủ phong kiến áp bức bóc lột người nông dân
về vật chất lẫn tinh thần.
|
AQ chính truyện
|
Chí Phèo
|
Địa chủ
|
Cố Triệu, Cố Tiền…
|
Bá Kiến, Đội Tảo…
|
Nông dân
|
AQ, Cu Dê, Vương Râu, Xồm…
|
Binh Chức, Chí Phèo, Năm Thọ…
|
Qua ngòi bút của Nam Cao
và Lỗ Tấn, “tấm màn sân khấu” của bọn địa chủ (Cố Triệu, Cố Tiền, Bá Kiến, Đội Tảo…) bị tháo xuống; những mánh khóe, tiểu xảo của kẻ bóc lột bị vạch trần. Còn trơ lại là những con người khốn khổ sống dưới đáy xã hội (Binh Chức, Chí Phèo, Năm
Thọ, AQ, Cu Dê…).
AQ chính truyện phê phán cuộc cách mạng tư sản nửa vời. Đó là
thứ cách mạng không đúng chất “cách mạng”, cách mạng đến mà kẻ sợ, người hoang mang, duy chỉ có AQ là phấn khởi. AQ cho
rằng cách mạng là cướp của nhà giàu làm lợi cho mình, là “làm giặc”. Chính vì hiểu sai hai từ “cách mạng” mà người nông dân
này đã nhận một kết quả bi thảm. Đây là bóng dáng của cách mạng Tân Hợi 1911 –
Cuộc cách mạng không triệt để. Lỗ Tấn phê phán cách mạng nửa vời minh chứng cho một tư tưởng cách mạng dân chủ mới, Lỗ Tấn muốn thức tỉnh người nông dân
về tư tưởng cách mạng thật sự.
Chí Phèo tuy ra đời sau AQ chính truyện 20 năm nhưng vẫn chưa thấy rõ chất đấu tranh
cách mạng của quần chúng nhân dân. Có lẽ, Nam Cao chỉ là trí thức yêu nước, chuộng dân, chứ tư tưởng cách mạng chưa hoàn
toàn xuất hiện.
Do đó, dẫn đến những điểm tương đồng, cũng
không ít nét riêng biệt cho hai nhân vật AQ và Chí Phèo.
1. Chí Phèo và AQ –
Cuộc sống bần cùng:
Chí Phèo: “Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo trần truồng và xám ngắt
trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không, sau đó chuyền tay cho
người làng nuôi.”
AQ lớn lên từ một đứa không rõ
thân phận, chẳng họ hàng thân thích, chỉ có đôi bàn tay trắng.
Cả hai đều mưu sinh bằng nghề làm thuê,
thường xuyên chịu nhiều tủi cực, muốn yên phận nhưng chẳng đặng yên.
Chí Phèo gặp Thị Nở như thức tỉnh khát vọng làm người lương thiện nhưng: “Ai
cho tao lương thiện”. Câu nói xé lòng, bị cự tuyệt quyền làm người.
AQ hy vọng sự đổi đời từ cách mạng, thực tế phủ phàn, “cách mạng ảo” làm AQ đi vào ngõ cụt.
2. Chí Phèo – AQ:
Tính cách mâu thuẫn, tha hóa:
Chí Phèo và AQ luôn ở “Thể bị động” để cho hoàn cảnh chiếm vị trí “thượng phong”
đẩy đưa số phận. Vì lẽ đó mà trong tính cách của Chí Phèo
và AQ có cái gì đó không bình thường, nó mâu thuẫn và tha hóa.
Chí Phèo
|
-
Lương thiện.- Ý thức về nhân phẩm rõ ràng.
- Dương dương tự đắc.
|
-
“Con quỷ dữ” vô thức trong mọi hoạt động bản thân lo
lắng, sợ sệt trước con cáo già Bá Kiến.
|
AQ
|
-
Dở dở- Lúc thế này
-
Lúc khôn
-
Khi vênh vênh đi bắt nạt kẻ yếu
- Tự cao
-
Suy nghĩ phong kiến
|
-
Ương ương- Lúc thế kia
-
Lúc dại
-
Khi thì rụt cổ trước kẻ mạnh
- Tự ti
-
Hành động bản năng
|
Xã hội phong kiến, thuộc địa không chỉ đàn áp vật chất, mà còn
đầu độc tinh thần người nông dân cùng khổ làm bóp méo tính cách của họ.
3. Chí Phèo – AQ: Muốn làm cách mạng – Cách mạng không triệt để:
AQ cũng như Chí Phèo,
nhận thấy nguyên nhân bên ngoài mà không tìm ra ngọn nguồn dẫn đến sự đau khổ của bản thân.
Khi AQ bị mất việc ở nhà họ Triệu, AQ nghĩ
kẻ thù là tên người làm vừa được nhà họ Triệu thuê về thay công việc AQ, vì nó mà AQ mới mất việc, AQ căm
và đánh nó.
Còn Chí Phèo thì
nghĩ làng Vũ Đại là thù, chửi bới, ăn vạ, sau đó hiểu ra chính Bá Kiến là người đẩy mình vào
đường cùng – giết Bá Kiến.
AQ và Chí Phèo đều muốn làm cách
mạng, nhưng không hiểu rõ cách mạng là gì? AQ cho “làm cướp” là làm
cách mạng, AQ thích hí kịch nên AQ cho rằng người cách mạng là những người có hình dạng nhân vật hí kịch. Chí Phèo cũng làm cách mạng, cách mạng giết Bá Kiến, nhưng còn nhiều Bá Kiến khác –
cách mạng không triệt để.
4. Chí Phèo – AQ:
Khát vọng bình dị đến ngây ngô:
Ước muốn có gia đình, có người chăm lo,
bầu bạn là khát vọng chính đáng, nhưng chẳng được thực hiện ở AQ và Chí Phèo.
AQ thấy Thổ công có
ông, có bà, hắn cần một người phụ nữ bên cạnh. Hắn nghĩ trong ba tội, lớn nhất là không con nối dõi. AQ ngây ngô đến mức không biết thố lộ tế nhị, nói thẳng với Vú Ngò là: “Muốn ngủ chung với Vú Ngò”.
Chí Phèo như chết ngây, chết dại trước bát cháo hành của Thị Nở và Chí
Phèo mơ đến cảnh mà thuở trai trẻ đã từng khao khát – một mái ấm gia đình.
“Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn
bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh
dậy, hắn thấy miệng đắng, long mơ hồ buồn…
…Chí Phèo đoán chắc rằng một
người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao
nao buồn, là vì mẫu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì đó rất xa xôi. Hình như
có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ
dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba
sào ruộng”.
Cũng lại như AQ, ước muốn của Chí Phèo
chỉ mãi là ảo mộng “tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời!”
5. AQ – Chí Phèo:
Phép thắng lợi tinh thần – Cái riêng của điển hình AQ:
Khác với Chí
Phèo, AQ tạo cho mình ảo giác thắng lợi khi bị thất bại ở hiện thực. Y sung sướng vì luôn cho mình hơn hẳn người khác: gia thế, con cái,
hiểu biết… Trong khi thực tế cuộc sống của y bi đát. Khi bị đánh, y
cho là “con đang đánh cha”, “bậc đại trượng phu gặp tiểu nhân”, “mình là người được đánh và
người là kẻ bị mình đánh”.
AQ đáng thương, tồn tại và luôn
hớn hở nhờ “phép thắng lợi tinh thần” ấy.
Lỗ Tấn phê phán
cái thắng lợi ảo ở điển hình AQ và là khái quát từ quá khứ đau thương trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc sống hiện thực không
mang lại hạnh phúc cho người nông dân, họ phải tìm hạnh phúc sau những giấc mơ, bằng trí tưởng tượng, ảo giác. Cần một nguồn ánh sáng
mới đi sâu vào cuộc sống nhân dân – Ánh sáng cách mạng .
Điều đó có thể lý giải vì:
Thứ nhất: Lỗ Tấn là nhà
văn thế kỷ XIX, Nam Cao là nhà văn thế kỷ XX. Lỗ Tấn lớn hơn Nam Cao 34 tuổi. Đồng thời, AQ chính truyện ra đời trước Chí Phèo 20 năm.
Thứ hai: Mẫu mực trong
văn học cổ điển Trung Quốc trở thành cản lực của nhà văn Trung Quốc.
Nhưng cả hai tác
phẩm đều thành công trong khắc họa nhân vật điển hình AQ – Chí Phèo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét