Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Quy Luật cuộc đời

Ai cũng có một người mình gọi bằng mẹ
Ai cũng có một người mình gọi bằng cha
Ai cũng có một lần sinh ra
Quy luật cuộc đời vẫn thế
Cha mẹ rồi sẽ ra đi
và chúng ta còn trẻ
Chúng ta rồi sẽ ra đi
Và con ta còn trẻ
Lo cho chúng từng giấc ngủ
Lo cho chúng từng bữa cơm
Ngay đến việc nâng khăn
Mẹ còn lo cho chúng
Chúng bảo mẹ gàn dỡ
Chúng bảo mẹ quê mùa
Chúng bảo mẹ ít chữ
Chúng đã hỏi chúng chưa?
Chữ của chúng mẹ cho
Áo của chúng mẹ giặt
Đời của chúng mẹ lo
Dù mẹ không còn khỏe
Trong mắt mẹ chúng là lũ trẻ
Không bao giờ và chẳng bao giờ lớn khôn...
                                                                       NVT

Tặng bạn thơ Hồ Thanh Ngân

 Thơ Hồ Thanh Ngân

Hồ sen tỏa ngạt mùi hương
Thanh âm trong trẻo du dương phím đàn
Ngân nga giọng sáo chứa chan
Thơ ngâm man mát như ngàn lời ru.







Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Vịnh Láp Tốp nhân đọc thơ Hồ Xuân Hương



Muốn làm banh rộng ra xem
Hai tay cào cấu đám lông đen
Nhấp nhấp một tay rê con C
Rê miết ngửa lên thấy đỏ lòm.
                                            NVT

* Máy láp tốp muốn làm việc thì phải "banh" màn hình ra (Vì bình thường nó gấp lại), khi đánh văn bản thì hai tay đặt lên bàn phím màu đen và các kí tự loằn ngoằn, khi làm thì thay cũng phải rên con C...chuột và nhấp chuột, khi ngửa chuột lên bóng đèn phản quang của con chột màu "đỏ lòm".

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Phổ nhạc bài thơ Bất Ngờ Nụ Hôn của Nguyễn Văn Thông


Bất ngờ nụ hôn

Bất ngời một nụ hôn
Em trao thầy rất vội
Thầy nhìn em bối rối
Khách người ta đang nhìn
Bất ngờ một nụ hôn
Trong chia ly nước mắt
Tình thầy trò thắt chặt
Bó hoa em vừa trao
Cô lớp trưởng tinh nghịch
Mến thầy và mến cô
Đôi mắt tròn nủng nịu
Dõi theo thầy giảng bài
Ngày thầy về đã đến
Giờ thực tập đã xong
Xe ca đậu ngoài ngõ
Thầy chia xa các em
Lớp tiễn thầy nước mắt
Lớp tiễn thầy bó hoa
Tình thầy trò thắt chặt
Bổng đâu em yêu thầy
Bất ngờ một nụ hôn
Em trao thầy rất vội
Tất cả em học sinh
Phá lên cười thỏa thích
Mắt vẩn nhòe hàng mi.
                       Nguyễn Văn Thông

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Bạn Tặng Thơ

KHÔNG ĐỀ

tặng Nguyễn Văn Thông -Bình phước


Cơm xong cầm thuốc thở phì phà
Tráng sĩ đợi thời chửa xông pha
Gặp lúc gian thần đành lẫn trốn
Sớm chiều vui thú Ngọa Long ca

TUỔI HỌC TRÒ
Tuổi học trò như ca dao
Tuổi học trò như trăng sao trên trời
Bút nghiên trả lại cho đời
Mười hai năm ấy gió rời bàn tay

HỒ THANH NGÂN
GV Trường T.H.P.T. Sông Đốc - Huyện Trần Văn Thời _Tỉnh Cà Mau
Hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Cà Mau
Có thơ văn đăng trên các Báo , Tạp Chí Trung Ương và Địa Phương
in trong các tuyển thơ
email: hothanhngancm@gmail.com

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Đề cương luận văn Thạc sĩ



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ QUY NHƠN










NGUYỄN VĂN THÔNG

 

 

 

 

NHÀ THƠ DÂN TỘC TÀY TRIỆU LAM CHÂU TRÊN TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
      
 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
                        Mã số: 60 22 34











       ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM





Người hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Thanh Phương

 

 

 

 

 

QUY NHƠN2013







I. Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Triệu Lam Châu là một kĩ sư mỏ địa chất, nhưng tâm hồn lại nhạy cảm và duyên tình với thơ văn, nên Triệu Lam Châu đã dùng thơ văn của mình phản ánh về những vất vả của công việc nghiên cứu địa chất, cũng như những vần thơ lãng mạn ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước con người. Bằng ngôn ngữ của dân tộc "Tày"- " Việt"- kết hợp với tư duy và tâm hồn Nga, " vũ khí đặc biệt" ấy đã đưa người nghệ sĩ này hội nhập với thơ Việt Nam và thế giới một cách tự nhiên, ấn tượng và cũng không kém phần độc đáo.
Nhà thơ Triệu Lam Châu là người dân tộc Tày, được sinh ra và lớn lên ở tỉnh Cao Bằng – một không gian văn hoá đậm đà chất Tày ở vùng biên cương, phên dậu của Tổ Quốc. Năm 1970, Triệu Lam Châu được cử đi học ở Trường Đại học mỏ địa chất ở Xanh Pêtecbua cố đô của nước Nga – Xô Viếtsau khi tốt nghiệp Đại học ở Nga, về nước ông được phân công tác tại Trường cao đẳng công nghiệp Phú Yên. Chính vì có sự giao thoa văn hóa đó mà tâm hồn ông là sản phẩm của ba nền văn hoá Tày – Việt – Nga. Ông là một nhà thơ lao động không ngừng và không biết mệt mỏi cho nghệ thuật chân chính, thơ ông thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên đất nước và con người Tày-Việt-Nga, nơi ông đã từng sinh sống, học tập và công tác.
Nhà thơ Triệu Lam Châu thành công trên nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật như: Thơ, Nhạc, Dịch thuật. Đứng trên phương diện nào, ông cũng có nhiều đóng góp và thành quả đáng khích lệ, được các nhà nghiên cứu phê bình trên cả nước đánh giá cao. Triệu Lam Châu đã đạt được nhiều giải thưởng cấp nhà nước như:
- Giải nhất toàn quốc Cuộc thi dịch văn học nước ngoài ra tiếng Việt năm 1994, do Hội nhà văn Việt Nam, Tuần báo Văn nghệ và Nhà xuất bản Văn học tổ chức, với truyện dịch "Vương quốc chim hoạ mi" của nhà văn Nga Pauxtốpxky.
- Giải nhất thơ Phú Yên năm 1991.
- Giải thưởng thơ năm 1998 của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với tập thơ "Trăng sáng trên non”.
- Giải nhất toàn quốc Cuộc thi thơ viết về "Kỷ niệm sâu sắc của đời tôi gắn với văn hoá, con người, đất nước Nga và Liên Xô cũ", do Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông - Tây tổ chức năm 1999 - 2000, với chùm thơ "Một mình lên hang núi đêm trăng".
- Giải nhì về thơ năm 2000 (không có giải nhất) của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với tập thơ dịch "Nửa phần sự thật” của nhà thơ Nga Xecgây Mikhancốp.
- Giải thưởng văn học Phú Yên 25 năm (1975 - 2000) với tập thơ "Ngọn lửa rừng”.
- Giải nhì về thơ năm 2001 (không có giải nhất) của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với tập thơ "Giọt khèn”.
- Tặng thưởng về âm nhạc năm 2003 của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với đĩa hát CD "Cao Bằng yêu dấu”.
- Giải thưởng thơ năm 2004 của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với tập thơ "Thầm hát trên đồi".
- Giải thưởng văn học Phú Yên 5 năm ( 2001 - 2005 ), với tập thơ "Thầm hát trên đồi".
- Giải ba toàn quốc về âm nhạc năm 2007 của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, với đĩa hát CD "Gánh nước ban mai".
- Giải thưởng thơ năm 2007 của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với tập thơ dịch "Thơ dân gian Tacta".
- Giải ba Giải thưởng văn học Phú Yên 5 năm (Giai đoạn 2006 – 2010) với tập thơ dịch Nhật ký trong tù (Của Hồ Chí Minh) ra tiếng Tày.
- Giải ba Cuộc thi thơ viết về Vongagrat và nước Nga năm 2012 – 2013 do Hội người Việt Nam tại Vongagrat (Liên bang Nga) và Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Nga, phối hợp tổ chức, với chùm thơ ba bài: Gia đình tôi có sinh nhật bốn mùa – Ánh sao rừng thu Nga – Tìm thêm nửa mặt trời.
Thơ của Triệu Lam Châu gắn liền với mảnh đất Cao Bằng, nơi mà cảnh sắc thiên nhiên giao hòa, sơn thủy hữu tình, đặc biệt đây là cái nôi cách mạng, ông sinh ra và lớn lên ở đó.
Thơ Triệu Lam Châu còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người Nga - Xô Viết, nơi ông từng học tập và sinh sống; Thơ ông thường ca ngợi những chiến thắng vĩ đại như chiến thắng Xittalingrat, chiến thắng của cách mạng tháng 10 Nga...bên cạnh đó ông là một sinh viên Mỏ địa chất nên thơ ông còn có nội dung viết về địa chất nước Nga, cảnh đẹp của rừng phong thu Nga, nét đẹp văn hóa của con người Nga... 
Có thể nói vùng đất Tuy Hòa Phú Yên là quê hương thứ hai của nhà thơ Triệu Lam Châu. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ địa chất ở Nga, ông về nước và được phân về làm giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, Phú Yên. Ông đã lập gia đình và sinh sống tại vùng đất miền trung đầy nắng và gió này, cho nên Phú Yên có thể nói là quê hương thứ hai của nhà thơ Triệu Lam châu. Chính vì vậy mà miền quê này cũng đã đi vào thơ Triệu Lam Châu như máu thịt của ông, nhiều địa danh như núi Chóp Chài, Nhạn Tháp, Núi Nhạn, biển Tuy Hòa...được nhà thơ giới thiệu như những đặc sản của quê hương mình.
Đã có nhiều bài viết và một số công trình nghiên cứu về thơ Triệu Lam Châu, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và đầy đủ về tiến trình hội nhập của nhà thơ dân tộc Tày này - Triệu Lam Châu.
Chọn đề tài Nhà thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu trên tiến trình hội nhập, chúng tôi mong muốn giới thiệu và bổ sung thêm một số vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ về nhà thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu. Thông qua việc tổng hợp, phân tích, tìm hiểu về thơ ông; chúng tôi tin rằng luận văn này sẽ là công trình nghiên cứu đầu tiên và sâu sắc nhất về thơ của nhà thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu trên tiến trình hội nhập.
Đây cũng là dịp để tác giả bài viết này giới thiệu thơ của Nhà thơ Triệu Lam Châu đến với công chúng độc giả cả nước.

2. Lịch sử vấn đề
Triệu Lam Châu là một nhà thơ, nhà dịch thuật và một nhạc sĩ, ông sáng tác thơ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Tày- Việt- Nga. Độc giả, nhất là độc giả người đồng bào dân tộc thiểu số rất yêu thích thơ ông, đặc biệt ông đã dịch tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh ra tiếng Tày. Và Triệu Lam Châu đã vinh dự được nhận giải ba Giải thưởng văn học Phú Yên 5 năm (Giai đoạn 2006 – 2010) với tập thơ dịch Nhật ký trong tù (Của Hồ Chí Minh) ra tiếng Tày.
Có nhiều bài báo viết về thơ của Triệu Lam Châu. Tiêu biểu như:
- Người mang Đà Lạt về xuôi (Trong cuốn Thổ cẩm dệt bằng thơ của Phạm Quang Trung – NXB Văn hoá dân tộc – 1999)
- Mê mải một trái tim rừng (Trong cuốn Một mình trong cõi thơ của Hoàng Quảng Uyên – NXB Văn hoá dân tộc – 2000)
- Quê hương trong thơ Triệu Lam Châu (Trong cuốn Văn học và miền núi của Lâm Tiến – NXB Văn hoá dân tộc – 2002)
- Báo Nhân dân ngày 5 tháng 6 năm 1999 trong mục Sách mới phát hành, nhận định: Ngọn lửa rừng (NXB Văn hoá dân tộc). Đây là tập thơ thứ hai của Triệu Lam Châu, nhà thơ dân tộc Tày. Anh tạo được cho thơ mình sự trẻ trung, hồn hậu mà chất phác, bình dị. Mỗi bài thơ của anh đều mang một cốt truyện rõ ràng, biểu hiện lối tư duy của người miền núi với cách nói hóm hỉnh, giàu hình tượng. Một thời gian từng học tập ở Liên Xô (trước đây), tiếp xúc nhiều với nền văn học nước bạn, nét trữ tình của phong cách thơ Nga cũng được Triệu Lam Châu vận dụng khá nhuần nhuyễn, chẳng hạn như “Hương cốm trên sông Nhêva”, “Pauxtốpxky lặng nhìn cối nước”, “Gagarin qua cầu treo sông Mãng”...
Những câu thơ bất ngờ, những ý tưởng độc đáo trong “Ngọn lửa rừng” không hiếm, tuy nhiên vẫn còn một số bài gây cho người đọc cảm giác tác giả viết vội, cảm xúc còn mảnh, câu chữ gượng ép và hình ảnh đôi chỗ xa lạ. Điều đáng quý là tập thơ này được in dưới hình thức song ngữ Tày – Việt, một cố gắng đáng kể của tác giả và Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc.
- Một ngọn lửa, Một vầng trăng (Đọc hai tập thơ Trăng sáng trên non và Ngọn lửa rừng của Triệu Lam Châu) – Bế Kiến Quốc – Báo Văn nghệ dân tộc và miền núi, số tháng 8 năm 1999.
- Miền duyên hải có một Ngọn lửa rừng – Mai Liễu – Tạp chí Văn hoá các dân tộc, số tháng 6 năm 2006
- Trong vầng ru ngọt ngào của ngôn ngữ dân tộc – Thanh Tùng – Báo Tiếng nói Việt Nam (Cơ quan của Đài tiếng nói Việt Nam), số 15 từ 14 đến 20 tháng 4 năm 2003
- Người con dân tộc Tày trở thành dịch giả có tiếng – Đinh Lăng – Báo Tiền Phong ngày 14 – 5 - 1998
- Triệu Lam Châu với tập thơ song ngữ Tày – Việt – Nguyễn Văn Chương – Báo Tiền Phong ngày 19 – 12 – 1998
- Nhà thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu – Từ thơ đến nhạc – Vũ Tất Tiến, Báo Đại đoàn kết ngày 8 – 6 – 2004
- Nhà thơ – dịch giả Triệu Lam Châu, người con vùng Tây bắc giữa miền gió cát Tuy Hoà – Trần Cao Trí – Báo Văn nghệ Trẻ ngày 28 – 8 – 2005
- Đến với bài thơ hay Mé già hỏi vợ cho con – Nguyễn Bùi Vợi – Tạp chí Hạnh phúc gia đình ngày 6 – 7 – 2001
- Nhà thơ, dịch giả Triệu Lam Châu: “Tôi muốn trả ơn dân tộc Tày của mình...” – Bảo Chân – Báo Lao động ngày 10 – 10 – 2001
- Một nhà thơ người Tày thành dịch giả tiếng Nga – Phan Thế Hữu Toàn,  Báo Văn nghệ công an, bộ mới, số 12 tháng 12 năm 2004
- Người dịch Nhật ký trong tù ra thơ lục bát Việt và Tày – Phan Xuân Luật, Báo Công an nhân dân online ngày 19 – 1 – 2011
- Tiếng cười trong thơ dân gian Tacta – Quỳnh Hân – Báo điện tử lucbat.com ngày 9 – 11 – 2008
- Một nét ngời trăng sáng trên non – Nguyên Châu – Tạp chí Văn nghệ Phú Yên – số 54, tháng 12 năm 1998
- Cảm xúc Nga của nhà thơ Triệu Lam Châu – Nguyễn Tường Văn – Báo Phú Yên ngày 18 – 11 – 2000
- Triệu Lam Châu: Nỗi niềm Nga – Nỗi niềm Tày – Nguyễn Quốc Khương – Báo Phú Yên cuối tháng – Tháng 11 và 12 năm 2000
- Lắng nghe Giọt khèn của Triệu Lam Châu – Lam Dung – Tạp chí Văn nghệ Phú Yên số tháng 10 năm 2001
- Thầm hát trên đồi và những bài ca với sự tìm tòi từ tâm hồn Tày – Việt, Quỳnh Hân – Báo Phú Yên ngày 23 – 11 - 2005
- Lớp trầm tích trong thơ Triệu Lam Châu – Phạm Ngọc Hiền – Báo Phú Yên ngày 22 – 10 – 2006
- Triệu Lam Châu – nhạc một bên và thơ một bên – Lâm Vy – Báo Phú Yên cuối tuần ngày 5 – 1 – 2008
- Nhà thơ, dịch giả Triệu Lam Châu: Lao động nghệ thuật nghiêm túc mới có tác phẩm hay – Đào Tấn Trực – Báo Phú Yên ngày 12 – 10 - 2010
- Người con của Cao Bằng – Nam Phương – Báo Phú Yên ngày 28 – 4 – 2012
- Hành trình không mỏi của dịch giả người Tày – Yên Lan – Báo Phú Yên online ngày 8 – 1 - 2013
- Thơ của một dịch giả văn học – Triệu Lam Châu – Bài của Nhà thơ Hồng Nhu (Huế) gửi Triệu Lam Châu (chưa đăng)
- Triệu Lam Châu: Tiếng thơ và tiếng suối – Bài của Nhà văn Trần Thanh Giao (Tp. Hồ Chí Minh) gửi Triệu Lam Châu (chưa đăng)
- Ngọn lửa rừng của Triệu Lam Châu – Bài của Nhà thơ Đào Xuân Quý (Nha Trang) gửi Triệu Lam Châu (chưa đăng)
- Bản tình ca trên núi non xanh – Bài của nhà phê bình Vũ Nho (Hà Nội) gửi Triệu Lam Châu (chưa đăng)
- Nhà thơ, dịch giả Triệu Lam Châu – Phim chân dung văn nghệ sĩ – Đài truyền hình Việt Nam, Chi nhánh Phú Yên thực hiện tháng 6 năm 2011
- Vầng trăng … Triệu Lam Châu – Phim chân dung văn nghệ sĩ – Đài truyền hình Cao Bằng thực hiện tháng 4 năm 2013
- Cảm ơn Triệu Lam Châu – Nông Thế Giới (Định cư ở Cộng hoà Séc) – Trang mạng caobangpro.com ngày 21 – 1 – 2013 
- Thư của Nhà thơ dân tộc Tày Y Phương (Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật) gửi Triệu Lam Châu ngày 12 – 1 – 1999 (chưa công bố)
- Thư của tác giả văn xuôi Lệ Thanh gửi Triệu Lam Châu ngày 9 – 9 – 2006 (chưa công bố)
Theo thống kê dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, thì dân tộc Tày có một triệu sáu trăm hai mươi sáu ngàn ba trăm chín mươi hai người (1. 626. 392). Với số dân không nhiều như vậy, mà đã sản sinh ra một nhà thơ Triệu Lam Châu có nhiều thành tựu trong cả ba lĩnh vực làm thơ, làm nhạc và dịch thơ mang tầm vóc quốc gia như thế - quả là đáng tự hào và đáng để chúng ta nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài Nhà thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu trên tiến trình hội nhập có mục đích giới thiệu đến công chúng độc giả quá trình lao động nghệ thuật chân chính và từng bước hội nhập với nền thơ Việt Nam và thơ Quốc tế của nhà thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu. Thông qua đó khẳng định giá trị và vị trí của nhà thơ Triệu Lam Châu trong làng thơ Việt Nam từ 1986 đến nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về tiến trình hội nhập của thơ Triệu Lam Châu mang đậm chất Tày - Việt - Nga.
Phạm vi nghiên cứu là tập hợp 15 cuốn sách văn học nhà thơ đã ấn hành, bao gồm thơ sáng tác, thơ dịch, tiểu thuyết dịch và hai đĩa hát CD và các bài thơ đã được ông giới thiệu qua các trang thơ trên mạng internet như "Nguoibanduong.net" (Trang thơ người Việt tại Nga) "Phong Điệp.net", "vannghecuocsong.com",“Caobangpro.com”,“Trithucdantocthieuso.net”,“Tapchisongba.com”, “Datdung.com”…

5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Nhà thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu trên tiến trình hội nhập, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử kết hợp với tổng hợp phân kì.
Phương pháp nghiên cứu của thi pháp học.

6. Đóng góp của luận văn
Đề tài đem đến cho người đọc, người nghiên cứu một cái nhìn tổng quan về nhà thơ Triệu Lam Châu.
Trong điều kiện thơ ca phát triển như hiện nay, đề tài còn định hướng và cung cấp cho người đọc, người nghiên cứu một tài liệu có giá trị về nhà thơ Triệu Lam Châu, một người con của dân tộc Tày sinh ra ở vùng đất Cao Bằng biên cương phía bắc xa xôi và sống tại Phú Yên.
Giúp bạn đọc hiểu thêm về văn hóa, thiên nhiên, con người dân tộc Tày,
Cũng như khám phá thêm vùng đất Nga- Xô Viết -vùng đất được thiên nhiên ưu đãi cho vẻ đẹp mê hồn cổ kính với các cung điện nguy nga tráng lệ, một đất nước có nền văn học – văn hoá lớn và ưu tú của nhân loại.

II. Nội dung

Chương 1 
Khái niệm Hội nhập và Tình hình hội nhập của VHVN từ Đổi mới đến nay
2.1 Khái niệm Hội nhập
2.2 Tình hình hội nhập của VHVN từ Đổi mới đến nay

Chương 2
Tiến trình hội nhập của nhà thơ Tày Triệu Lam Châu với nền thơ Việt.
2.1 Hội nhập trên phương diện ngôn ngữ 
2.1.1 Đề xuất ngôn ngữ Tày hiện đại
2.1.2  Sáng tác song ngôn ngữ Tày - Việt
2.2 Hội nhập trên phương diện nội dung 
2.2.1 Thơ Triệu Lam Châu mang đậm hồn Tày-Việt
2.2.2 Ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên đất nước 
2.2.3 Viết về ngành địa chất Việt Nam.

Chương 3
Tiến trình hội nhập của nhà thơ Tày Triệu Lam Châu với nền thơ Nga.
3.1 Hội nhập bằng tư duy và hình thức biểu hiện trong sáng tác thơ.
3.1.1 Hội nhập bằng tư duy Nga
3.1.2 Hội nhập trong hình thức biểu hiện
3.2 Hội nhập trên phương diện nội dung tác phẩm
3.2.1 Ca ngợi thiên nhiên Nga
3.2.2 Ca ngợi truyền thống lịch sử đất nước Nga
3.3 Hội nhập trên phương diện hình thức nghệ thuật
3.3.1 Bút pháp giao thoa văn hoá độc đáo Tày – Việt - Nga
3.3.2 Ngôn ngữ trong sáng, sinh động và giàu sức biểu hiện

III. Kết luận