1. Tiểu sử
nhà thơ Triệu Lam Châu:
Nhà thơ Triệu Lam
Châu là người con dân tộc Tày, quê ở Nà Pẳng, Đức Long, Hòa An, Cao Bằng, Hội
viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số
Việt Nam, tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Xanh Pêtécbua tại Liên bang Nga năm
1976, hiện công tác tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà, Phú Yên. Nhà thơ
đã ấn hành 15 cuốn sách văn học, bao gồm thơ sáng tác, thơ dịch, tiểu thuyết
dịch và hai đĩa hát CD – đồng thời đã từng đoạt Giải nhất toàn quốc Cuộc thi
dịch văn học nước ngoài ra tiếng Việt năm 1994 do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức,
Giải nhất toàn quốc cuộc thi thơ về tình hữu nghị Việt – Nga năm 2000 do Trung
ương Hội hữu nghị Việt – Nga tổ chức, Giải ba về âm nhạc năm 2007 của Uỷ ban
toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt
Nam.
2. Tiến trình
hội nhập với nền thơ Việt Nam
và Quốc tế:
2.1
Nhà thơ Triệu Lam Châu trên tiến trình hội nhập
với nền thơ Việt:
2.1.1 Hội nhập
trên phương diện nội dung:
2.1.2 Hội nhập
trên phương diện hình thức nghệ thuật:
2.2
Nhà thơ Triệu Lam Châu trên tiến trình hội nhập
với nền thơ Nga:
2.2.1 Hội nhập
trên phương diện nội dung:
2.2.2 Hội nhập
trên phương diện hình thức nghệ thuật:
Nhà
thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu trên tiến trình hội nhập với nền thơ Việt và thơ
quốc tế.
Mình
vẫn tâm sự với bạn bè rằng: Hiện nay trong tâm hồn tôi có ba nền văn hoá: Văn
hoá Tày – Văn hoá Việt và Văn hoá Nga.
Có thể
nói: Thơ Triệu Lam Châu đã bước đầu hội nhập với nền thơ quốc tế, bằng tác phẩm
Gagarin qua cầu treo Sông Mãng (Với bút pháp giao thoa văn hoá Tày – Việt Nga)
từ năm 1992.
Quá
trình hội nhập của thơ Triệu Lam Châu thể hiện ở các khía cạnh:
-
Kết hợp tinh tuý văn hoá Tày,
văn hoá Việt và văn hoá Nga
-
Nội dung phản ánh mang tính
quốc tế: Quan hệ giữa các nhân vật văn hoá Nga với văn hoá Việt, Tày. Các chùm
thơ về nước Nga. Chùm thơ kỷ niệm chiến thắng Phát xít
-
Bút pháp thơ hiện đại, có
nhiều sáng tạo độc đáo.
-
Chú trọng đào sâu vào
tính cách Tày, tính cách Việt và tính cách Nga.
-
Thiên nhiên đẫm hồn Tày – Việt
– Nga.
-
Dịch thơ Nga sang tiếng Việt,
rồi sang tiếng Tày. Nếu người dịch là sứ giả - thì Triệu Lam Châu là sứ giả đầu
tiên của thơ Tày giao dịch với thơ Nga… Triệu Lam Châu là viên gạch đầu tiên
của mối quan hệ giữa thơ Tày với thơ Nga.
-
Không những thế Triệu Lam Châu
còn dịch một loạt tiểu thuyết (qua bản tiếng Nga) của các nước Nga, Anh, Pháp,
Thổ Nhĩ kỳ, Nhật Bản, Tiệp Khắc và Bun Ga ri – ra tiếng Việt Nam.
-
Trong ý thức và bằng hành động
sáng tạo tác phẩm của mình – Triệu Lam Châu đều thể hiện nhất quán tư tưởng Hội
nhập với văn đàn quốc tế, mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét