Trước hết, tác giả là người sáng tạo ra các sáng tác văn học, vì vậy mà mọi tác phẩm văn học đều in dấu ấn của người nghệ sĩ.
Tác giả là một hiện tượng của văn hóa nghệ thuật, sản phẩm sáng
tạo của một thời. Tác giả là “trung tâm tổ chức nội dung- hình thức của cái
nhìn nghệ thuật. Chức năng của nghệ sĩ như một tác giả là tạo ra cái nhìn nghệ
thuật và tạo ra hình thức nghệ thuật “Tôi tìm thấy mình trong hình thức , tìm
thấy tính tích cực tạo hình thức có giá trị sinh sản của mình trong đó, tôi cảm
thấy một cánh sống động sự vận động sáng tạo khách thể của mình , không chỉ
trong hành vi sáng tác, biểu diễn ở trong cả tác phẩm nghệ thuật” (M. Bakhtin-
Những vấn đề văn học và mỹ học).
Lịch sử văn học đã biết đến những kiểu tác giả khác nhau.
Các nhà văn trung đại – dù ở phương Đông hay phương Tây, trong một
mức độ lớn đều xây dựng tác phẩm của mình bằng những công thức tu từ và cốt
truyện có sẵn. “Ý thức công thức , khuôn sáo làm cho kiểu tác giả này rất khó sử
dụng các chi tiết đời sống mới và các chi tiết nghệ thuật bất ngờ” (Likhachop).
Các tác giả văn học trung đại phương đông gắn với đạo cho nên sáng tác rất
nghiêm túc .
Việc tìm hiểu loại hình kiểu tác giả sẽ giúp khám phá , giải thích
những đặc điểm nội dung tương tự lẫn hình thức nghệ thuật.
Khái niệm : Kiểu tác giả trong sáng tác văn học là khái niệm nghiên cứu mối quan hệ, sự chi phối giữa kiểu , loại hình tác giả với đặc trưng về nội dung tư tưởng và hình thức nội dung của tác phẩm văn học.
Theo Trần Đình Sử , có 2 tiêu chí phân chia kiểu tác giả văn học Việt
- Theo thể loại
- Theo văn hóa, tư tưởng.
Từ đó có các kiểu tác giả văn học Việt Nam trung đại tương ứng là:
1. Kiểu tác giả Văn học Việt Nam trung đại từ tiêu chí thể loại:
+ Kiểu tác giả văn
Đó là kiểu tác giả gắn liền với các tác phẩm văn xuôi bao gồm rất nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, đó là các sáng tác theo thể loại truyền kì…. Kiểu tác giả này tạo nên các tác phẩm rất gần với sử học, nó tạo ra tính “văn sử triết bất phân” trong văn học trung đại Việt
Biểu hiện trong sáng tác: thể hiện ngay ở nhan đề tác phẩm thường
gắn với các yếu tố: lục , sự, kí sự, kí lục, quái, chích quái….
VD: Truyền kì mạn lục, Lĩnh
+ Kiểu tác giả thơ.
Trong Văn học Việt
Trong lịch sử văn học Việt
Kiểu tác giả thơ gắn liền với quan niệm văn học trung đại “thi dĩ ngôn chí”, “thi ngôn chí” (lấy thơ làm công cụ , phương tiện để người nghệ sĩ giãi chí, tỏ lòng).
Biểu hiện trong thơ ca trung đại : là nhan đề các bài thơ thường gặp như : “Ngôn chí”, “ngôn hoài”, “thuật hoài”, “thuật hứng”, “mạn hứng”….là những cái tên phổ quát của văn học Việt Nam trung đại. Dù cái tên có khác nhau nhưng khi dịch sang Tiếng Việt đều được thể hiện bằng một cái tên là “Tỏ lòng” . Tỏ lòng là đặc điểm lớn nhất , cơ bản nhất trong sáng tác thơ ca của kiểu tác giả thơ trong văn thơ trung đại.
2. Kiểu tác giả Văn học Việt Nam trung đại từ tiêu chí văn hóa, tư tưởng.
Văn học Việt
☻Kiểu tác giả văn học phật giáo.
Phật giáo du nhập vào Việt
Các trí thức Phật giáo sáng tác thơ văn , họ thuộc kiểu tác giả văn học Phật giáo. Thiền gia sùng thượng sự siêu việt của con người khỏi thế giới thực tại đẻ thăng hoa đến chốn linh không bằng trực giác dựa trên quá trình cảm nhận tự nhiên .
Đặc điểm sáng tác văn chương: Một mặt thuyết lí, tuyên truyền cho kinh nhà Phật; Mặt khác lại không hoàn toàn thoát tục mà vẫn thể hiện niềm tin, sự gắn bó với cuộc sống . Ví dụ như bài “Cáo tật thị chúng”- Mãn Giác thiền sư.
☻Kiểu tác giả văn học Nho giáo
Văn học Việt
Trong kiểu tác giả văn học Nho giáo lại có kiểu tác giả nhà nho hành đạo,kiểu tác giả nhà nho tài tử và kiểu tác giả nhà nho ẩn dật.
Việc phân chia kiểu tác giả văn học Nho giáo thành 3 kiểu tác giả
nhà nho trên có ý nghĩa để nghiên cứu loại hình tác giả văn học trung đại. Đặc
biệt kiểu tác giả nhà nho tài tử là một hiện tượng vô cùng đặc biệt, được xuất
hiện từ kiểu nhà nho tài tử, họ sáng tác văn chương và trở thành kiểu tác giả
nhà nho tài tử. Tuy nhiên do tính chất giao thoa thể hiện ở nhiều nhà văn lớn
nên kẻ sĩ, nho sĩ chỉ có 2 con đường xuất - xử. Người ở ẩn bao giờ cũng bất mãn
với cuộc đời , lánh đời đẻ bảo toàn tính mạng và khí tiết (nhà nho ẩn dật). Về
sau hành động đi ở ẩn được xem là hành động hành động của một con người không
ham công danh, không phụng quyền quý, được tôn là cao sĩ, “vẻ vang hơn người
làm quan”. Ranh giới giữa nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật là không dễ phân
biệt do nhiều nhà nho ban đầu ra làm quan sau đi ẩn dật và có thể vẫn tiếp tục
ra làm quan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét