Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Không gian nghệ thuật trong hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió của Xuân Diệu



PHẦN I. Mở Đầu
Tập thơ “ Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu là một trong những tập thơ tiêu biểu nhất, nổi bật nhất của nhà thơ Xuân Diệu. Tập thơ thể hiện một tình yêu đắm say, mãnh liệt và rạo rực, yêu con người, yêu cuộc đời, yêu trần thế… Với cá tính độc đáo và mạnh mẽ, tập thơ này Xuân Diệu đã đem đến góp vào cho thơ Mới một phong cách nghệ thuật thật tiêu biểu, thật nổi bật và cũng thật riêng tư, thật khác biệt. Thơ ông là cả một thế giới nghệ thuật rộn ràng thanh sắc, say đắm tình đời. Không gian nghệ thuật là một bộ phận, một yếu tố hợp thành, là diện mạo của cái thế giới nghệ thuật đó.
Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất yếu, những hình thức tồn tại của thế giới. Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn. Đồng thời, chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cái phong cách đó. Tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt, cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo nên. 
Từ trước đến nay, nói đến thơ Xuân Diệu người ta thường nghĩ ngay đến cảm hứng thời gian, nỗi ám ảnh thời gian, những âu lo, hãi hùng, phiền muộn của nhà thơ trước những bước đi không gì chống lại được của thời gian kéo theo bao nhiêu là tàn phai, úa héo, phôi pha… Có thể nói sự than vãn về sức tàn phá của thời gian là một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
Qua tập thơ “Gửi hương cho gió”  người đọc sẽ hiểu những đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu.
Từ trước đến nay hầu như chưa có nhiều người nghiên cứu về  không gian và thời gian nghệ thuật trong tập thơ “Gửi hương cho gió”, nên tôi thấy đây là một đề tài mới và hay mà mình có thể thỏa sức nghiên cứu và có thể phát triển lên thành một luận văn nên tôi đã quyết định chọn đề tài này.
PHẦN II. NỘI DUNG 
I. KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT:
 Con người là một tổng thể của không gian và thời gian nghĩa là: "Nó như một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, một thế giới trong đại thế giới". Đối với tác phẩm văn học con người xuất hiện với tư cách là trung tâm kiến giải của mọi vấn đề và không gian thời gian nói chung, cũng như không gian nói riêng và yếu tố làm nền để những kiến giải đó được xây dựng và thể hiện một cách hợp lý. Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì không gian là "hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó". Người nghệ sĩ khi chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn và một trường nhìn nhất định. Chính yếu tố này sẽ chi phối đến việc cảm thụ không gian của tác giả. Ngoài không gian vật thể, địa lý, còn xuất hiện không gian tâm lý trong văn hoc .
Nhìn chung, không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của hiên thực cuộc sống như: thời gian, xã hội, đạo đức hoặc mang tính địa điểm, tính phạm vi. Không gian nghệ thuật còn góp phần trong việc thể hiện một cách tích cực hoặc hạn chế những nét tính cách của con người. Ví dụ như trong một không gian thoải mái, tự do con người được vùng vẫy với chính mình, ở đó họ cũng bộc lộ con người thật của mình, cũng như những suy nghĩ, ước mơ hay khát vọng của bản thân. Ngược lại, nếu không gian chi phối họ thì phần nào đó họ phải thay đổi cách sống cho phù hợp, phải điều chính những suy nghĩ cá nhân để thích nghi. Ngôn ngữ không gian nghệ thuật rất đa dạng và nhiều phạm trù: cao - thấp, xa gần, trên - dưới...tuỳ thuộc vào ý đồ của tác giả song mục đích chính là, sử dụng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội, trong đó con người là tâm điểm.
Không gian nghệ thuật cũng như thời gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của thế giới nghệ thuật. Nó vừa là hình thức tồn tại của hình tượng, vừa là một lĩnh vực quan trọng thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh thế giới của văn học.
Không gian trong thơ được cảm nhận qua con mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc của người nghệ sĩ. Những không gian nghệ thuật tô điểm cho thơ vẻ đẹp từ điểm nhìn thẩm mỹ của thi nhân. Nhà thơ Sóng Hồng đã từng nhận xét: "Thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ thuật khác không có ...Thơ  nghệ thuật kỳ diệu của trí tưởng tượng". Như vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại. Mặt khác đó là phương tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình. Khám phá thế giới nghệ thuật thơ không thể không khai thác không gian nghệ thuật ở phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của nó. Nó là mấu chốt quan trong giúp người đọc hình dung được người nghệ sĩ đang đứng điểm nhìn nào để đánh giá sự việc. Xét cho cùng nếu không có không gian nghệ thuật thì văn cũng như thơ mất đi một hình thức quan trọng khi xây dựng thế giới nghệ thuật.
II. KHÔNG GIAN TRONG TẬP THƠ “ GỬI HƯƠNG CHO GIÓ” CỦA XUÂN DIỆU:
 1. Một không gian trần thế xinh đẹp đầy sức sống và vô cùng quyến rũ:
 Xuân Diệu là nhà thơ của lòng yêu đời và niềm say mê ân ái. Nếu thời gian trong thơ ông nghiêng về trục hiện tại với ý thức của nhân vật trữ tình là được tồn tại, được sống, được yêu và nếm trải thì không gian trong tập thơ “ Gửi hương cho gió” của ông tất yếu phải là một không gian trần thế tươi đẹp, đầy sức sống với sự quyến rũ ngọt ngào tâm hồn và tinh thần sống của thi nhân. Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Đã hơn hai mươi năm Xuân Diệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường như vẫn còn ở lại.
1.1 Không gian trong tập thơ “ Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu có thể là không gian tự nhiên, gần gũi với cuộc sống của con người. Trong không gian ấy, những hiện tượng và sự vật chủ yếu là trăng, hoa, cây, lá, vườn, nắng, mưa, mây, gió, sương, những con đường những dòng sông, những dẫy núi và thấp thoáng một ít gương mặt tuổi trẻ xung quanh những câu chuyện tình tự lứa đôi. Cụ thể: chỉ khảo sát 6 bài thơ đầu tiên của tập thơ “Gửi hương cho gió” Xuân Diệu đã dùng đến 21 từ “Trăng” và 3 từ “Nguyệt” 15 từ có liên quan đến hoa lá, cây trái…, trong đó bài “Nguyệt cầm”  chỉ 2 câu thơ đầu tiên tác giả đã 5 lần dùng từ Trăng.
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương trăng nhớ hỡi trăng ngần…
                                                              (Nguyệt cầm)
Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Đem gửi hương cho gió phụ phàng
Mất một đời thơm trong kẻ núi
Không người du tử đến nhằm hang..
                                                      (Gửi hương cho gió)
Qua đó ta thấy tần số xuất hiện của từ trăng, hoa, gió… trong tập thơ “ Gửi hương cho gió” là dày đặc, điều đó chứng tỏ một điều là không gian Nghệ thuật trong tập thơ “ Gửi hương cho gió” chủ yếu là trăng, hoa, cây, lá, vườn, nắng, mưa, mây, gió, sương, những con đường những dòng sông…
Không gian trần thế trong tập thơ “ Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu là sự đối lập hoàn toàn với thế giới hư ảo thiên đường và địa ngục. Xuân Diệu đã tự tay xây dựng lấy phần không gian của mình sao cho thật vui tươi chan hoà. Nó là thế giới kỳ diệu của thiên nhiên với những " Gửi hương cho gió", những đêm trăng " huyền diệu " những " sương mờ ", có thể nói đây mới thực sự là thiên đường của Xuân Diệu :
Ngày trong lắm lá em hoa đẹp quá
Nhan sắc ơi cây cỏ chói đầy sao;
Tháng giêng cười không e lệ chút nào
Bằng trăm cánh của bướm chim rối rắm…
Tôi tư thấy lạc loài trong nắng mới
Mở miệng vàng…và hãy nói yêu tôi…
                                                           (Mời yêu)
Bất cứ bài thơ tình nào của Xuân Diệu cũng mang theo âm hưởng của cuộc đời. Thơ tình của Xuân Diệu vừa bộc lộ những khát khao lành mạnh của nhịp sống trần thế vừa hết sức thanh tao mơ mộng.Từ khung cảnh không gianthấm đẫm hương tình, nơi gặp gỡ của những tình cảm yêu đời, yêu người tha thiết, nơi con người với những cung bậc yêu thương như “bóng ân ái”, “ môi giao hoà “, “yêu”, “hẹn hò”, “tương tư”... Xuân Diệu đã không cam lòng để cho ngày tháng trôi qua trong mỏi mòn vô vị. Dường như đây mới là thiên đường thực sự trong thơ ông
Tay ân ái như những làn thân thể
Đã ôm đời vào ngực để mơn ru
Thu biếc tỏ hè nâu, thơm vị quế
Xuân như đàn, đông cũng quyện đường tơ
(Tình mai sau).
1.2. Không gian nghệ thuật trong tập thơ “Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu tràn ngập âm sắc quyến rũ của trần gian, phản chiếu một cách sinh động nỗi đam mê lớn lao đối với cuộc đời và khát vọng sống mãnh liệt của thi sĩ. Một trong những không gian tiêu biểu của tập thơ “ Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu là không gian vườn trăng . Vườn ở đây có thể là một không gian trừu tượng của trần thế, đối lập với cõi âm tăm tối, cũng có thể là không gian tượng trưng không gian tâm hồn của nhân vật trữ tình. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị. Có khi không gian vườn ấy lại được mô tả lung linh dưới ánh nắng lung linh rực rỡ với “Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều – Bên màu hoa mới thắm như kêu”; “Son sẻ trời như mười sáu tuổi – Má hồng phơn phớt mắt long lanh”. Và hàng loạt các hình ảnh rực rỡ dưới cái nắng nơi khu vườn trần thế ấy được phát sáng càng khơi dậy ở nhà thơ khát vọng sống và khát vọng tận hưởng cho no nê, cho đã đầy thỏa cơn khát thèm. Nhưng cũng vẫn khu vườn ấy khi đêm về, nó lại được tắm mình dưới ánh trăng tạo nên một không gian ghép vườn – trăng độc đáo Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá . Ánh sáng tuôn đầy các lối đi Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ... Im lìm, không dám nói năng chi. (Trăng) Thi sĩ như lạc vào một khu vườn kì ảo, ngập tràn trong ánh trăng. Trăng đẹp quá! Ánh trăng như đang luồn qua từng cành cây, kẽ lá, “ tuôn đầy các lối đi”. Đúng là chỉ có Xuân Diệu mới cảm nhận trăng như thế. Ánh sáng mà “tuôn” như dòng nước vậy sao? Kì lạ thật. Có phải ánh trăng đang tuôn chảy hay chính lòng thi sĩ đang tuôn trào cảm xúc trước đêm trăng? Có thể lắm chứ. Trước đêm trăng đẹp như thế, thơ mộng như thế lòng ai có thể chai lì, vô cảm nhất lại là hồn thơ Xuân Diệu. Suốt hai tập thơ, Xuân Diệu chưa một lần miêu tả những khu vườn ấy trong đêm đen kịt. Diều đó cũng chứng tỏ rằng cảm nhận của Xuân Diệu luôn hướng về ánh sáng. Thông minh hơn ông không chỉ dừng lại ở cách miêu tả khu vườn bằng thị giác với màu sắc và đường nét mà ông đã kết hợp hài hòa nó với âm thanh và hương vị để khiến cho không gian đó trở nên lung linh và mang hơi thở của sự sống. Bâng khuâng chân tiếc giậm lên vàng Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang, Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá Và làm sai lỡ nhịp trăng đang. Trong Nhị hồ ta cũng bắt gặp tương tự Cây cỏ bình yên; khuya tĩnh mịch Bỗng đâu lên khúc Lạc âm thiều ... Nhị hồ để bốc niềm cô tịch, Không khóc, nhưng mà buồn hiu hiu Cũng có lúc không chỉ dừng ở đó, không gian ấy còn được tổ chức theo hình thức hài hòa từ cao - thấp, từ bầu trời - mặt đất Một tối bầu trời đắm sắc mây, Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầy. Hoa nghiêng xuống cỏ , trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu , một tối đầy. (Với bàn tay ấy) Xuân Diệu cũng đặc biêt chú ý tới gió khi mô tả không gian đêm với gió du dương, gió đượm buồn, gió đào thỏ thẻ...Có lúc gió như một sợi dây nối liền bầu trời mặt đất, nhiều khi gió hiện lên như một trang phong lưu trong câu chuyện sự tích về các loài hoa để cả khu vườn trở thành nơi tình tự, “trăng gió” của các loài hoa trong khu vườn ấy Gió canh khuya hay nghìn ngón tay ôm Trăng mối lái phủ màng tơ mơ mộng Không gian trong thơ Xuân Diệu từ “vườn” tới “vườn trăng” và “ gió” và “trăng”, từ không gian cụ thể, xác định, tới không gian trừu tượng. Nhà thơ cất cánh nàng thơ phiêu du theo gió trăng với bầu trời nhưng rồi điểm dừng an toàn của hồn thơ ấy vẫn quay trở về với chốn “vườn trần” như một nơi trú ngụ an toàn Gió nọ mà baylên lên nguyệt kia, Thêm đêm sương lạnh xuống đầm đìạ Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ, Hoa bưởi thơm rồi : đêm đã khuya. (Buồn trăng)
1.3. Không gian nghệ thuật trong tập thơ gửi hương cho gió của Xuân Diệu là một không gian " vừa tầm tay với của con người". Trong cái không gian ấy, tất cả đều đáng yêu, tươi tắn, gần gũi và thân thiện. Đó là một không gian cho con người. Cùng với không gian “vườn” thì trong thơ Xuân Diệu còn có không gian của “con đường” là một trong những sự hóa thân của không gian trần thế chứa đựng nhiều ẩn ý. Con đường trước hết phải là một không gian cụ thể, nhưng đồng thời đó cũng mang nghĩa của con đường đời hay con đường tình. Con đường ấy lúc đông, lúc vắng, lúc lại tấp nập, vui vẻ, huyên náo, khi lại vắng lặng thưa thớt. Khi vui thì con đường đó trở thành không gian đám đông, mang tâm trang vui vầy và giữa dòng đời hối hả “Tôi dạo thanh bình giữa phố đông - Một luồng ánh sáng xô qua mặt -Thắm cả đường đi, rực cả đời” (Tình qua) Còn khi tâm trạng buồn thì con đường đó lại là không gian sở hữu của cá nhân cái tôi trữ tình: “Tôi là một kẻ làm thơ thẩn – Cúi nhặt thơ rơi giữa sỏi đường” hay “Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách – Mà tình yêu là quán trọ bên đường”. Nét quen thuộc của không gian con đường trong thơ Xuân Diệu, đó là những con đường quê với tâm trạng nhớ nhung cùng những hồi ức đậm nhạt với các bài thơ như :Ngã ba, Buổi chiều... Đôi khi con đường quê ấy lại trở thành cô đơn trống trải của sự hoang vắng khi nó bắt gặp tâm trạng buồn, cô đơn của thi nhân “Cảnh thưa thớt chỉ một con đường vắng” hay “Những đêm đông dạt bước ở trên đường” để rồi ở một khoảnh khắc nào đó thi nhân nhận thấy mình như “Khách lữ hành mệt mỏi nỗi đường xa”. Ấn tượng hơn với không gian con đường trong thơ Xuân Diệu đó dường như là sự xuất hiện của con đường với nghĩa là con đường tình yêu. Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu, Lả lả cành hoang nắng trở chiều. Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn, Lần đầu rung động nỗi thương yêu. (Thơ duyên) Có lẽ nào "con đường nhỏ nhỏ" ở đây là con đường tình! - "lả lả cành hoang" là sự lơi lả tình tứ. Con đường như dụi đầu vào gió, cành hoang ngả mình vào nắng. Tác giả lạc bước vào vương quốc của tình yêu nên nhận ra một biến đổi kỳ diệu vừa diễn ra trong trời đất. Tiêu biểu cho sự bày tỏ tình yêu – sự sống bằng cảm quan hết sức tinh nhạy và vi tế của hồn thơ Xuân Diệu, con đường ấy mang theo cái tài hoa, bay bướm của “ chàng hoàng tử” của thơ mới. Trong thơ Xuân Diệu, con đường cũng là không gian của những tình cảm chớm nở đầu đời của những trái tim non tuổi học trò (Thơ duyên, Lưu học sinh), là nơi sinh tụ tình cảm yêu thương nhung nhớ (Gặp gỡ). Lúc gặp gỡ con đường bừng lên sắc vui tươi háo hức(Rạo rực, Xuân không mùa), khi chia ly thì con đường cũng lại đầy lưu luyến (Tình qua). Có nghĩa là không gian của những con đường tình yêu ấy mang đậm dấu án xúc cảm của cái tôi trữ tình. Đó chính là không gian của cái tôi cá nhân. 2.Thơ Xuân Diệu - một không gian tình ái Thơ Xuân Diệu nổi bật với cái tôi trữ tình khát khao giao cảm với đời. Có lẽ vì thế mà cái tôi trữ tình ấy luôn gắn với không gian là nơi đón nhận và giao cảm với tình yêu, với thiên nhiên vạn vật và với cuộc sống của “nhà, căn phòng” hay là “quán”. “Đây là quán tha hồ muôn khách đến”. 
Trong không gian của căn phòng, nhà thường xuất hiện hình ảnh của nhân vật trữ tình giữa không gian trống trải: Buổi chiều ra cửa sổ Bóng chụp cả trời tôi Ôm mặt khóc rưng rức Ra đi là hết rồi (Viễn khách) Đôi khi, xuất hiện nhân vật thứ hai và căn phòng ấy lập tức lại trở thành nơi tình tự với những giận hờn, những âu yếm trong (Xa cách), những lời mời mọc ân ái trong Lời kĩ nữ Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa; Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi. Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời; Khách không ở, lòng em cô độc quá. Khách ngồi lại cùng em ! Đây gối lả, Tay em đây mời khách ngả đầu say; Đây rượu nồng. Và hồn của em đây, Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử. Có một điều tưởng chừng như một sự mâu thuẫn giữa độ ấm nóng của những không gian trong thơ Xuân Diệu: không gian trần thế mênh mông, rộng lớn thì lại ấm cũng còn không gian hẹp của cái tôi cá nhân thì lại thường lạnh lẽo vô cùng. Ta có thể thấy điều đó qua hàng loạt các bài thơ: Tương tư chiều, Viễn khách, Riêng tây, Xa cách... Điều đó minh chứng cho nhận xét rằng Thơ mới càng đi sâu vào cái tôi cá nhân thì càng thấy lạnh. Trong tình ái, cũng giống như khuynh hướng chung của thơ mới, Thơ Xuân Diệu mang theo một cảm thức, một ám ảnh về sự chia phôi. Cảm thức về sự li biệt, xa xôi cách chở đã đưa Xuân Diệu tìm đến với không gian của sông đê chuyên chở những tâm tư, một khồng gian của sự chia ly, tiễn biết “Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt”. Cũng vẫn cảm thức ấy, dòng sông trong thơ Xuân Diệu mang trong mình đặc điểm của một không gian rời rạc, hững hờ Cũng xa như bờ xa cách Không có thuyền qua, không cánh bay (Bên ấy, bên này) Người giai nhân bến đợi dưới cây già Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt (Lời kỹ nữ) Để không gian tình ái thêm tính biểu đạt, Xuân Diệu còn tạo thêm không gian của nắng, của sương. Nắng là một không gian tầm trung, không có hình thù nhưng độ lan tỏa của nó rộng lớn. Không phải ngẫu nhiên trong thơ Xuân Diệu thấy xuất hiện rất ít những không gian của mưa trong khi nắng chiếm tới phần lớn. Tùy vào sắc thái tâm trạng mà nắng của thi nhân có những sắc độ khác nhau: nắng vàng,nắng rọi, nắng xôn xao...Và cũng khác Hàn Mặc Tử, khác cái nắng thẳng đứng cảu “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót” của Huy Cận, cái nắng trong thơ Xuân Diệu là một sự lan tỏa, xâm chiếm nhẹ nhàng với một tâm trạng vu vơ của kẻ mới vào đời, là xao động êm ái đẻ “Nó chiếm hồ ta bằng nắng nhạt”, đôi khi nắng trở thành nguyên nhân của những nỗi buồn vô cớ “Hôm nay trời nhẹ lên cao – Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Qua không gian nắng nhà thơ đã gửi gắm được nhiều những trạng thái tinh vi, phức tạp của thế giới nội tâm và tạo ra một sự hài hòa giữa tâm cảnh và ngoại cảnh. Dung hòa giữa không gian nắng và mưa là một không gian sương tuy không có hình hài cụ thể, một không giain mờ ảo nhưng nó lại là hệ sinh thái nuôn dưỡng tâm trạng của thi nhân. Tỉ lệ của không gian sương trong hai tập thơ khá cao. Riêng đối với tập Gửi hương cho gió thgì không gian sương chiếm tỉ lệ gấp ba lần so với Thơ thơ cho thấy càng về sau tâm hồn thi nhân càng có nhiều cảm xúc. nhiều uẩn khúc nên về sau không gian sương trở thành nỗi vương vấn, sàu muộn. Đặc biệt ông có riêng một bài thơ viết về sương. Cũng có thể thi nhân muốn từ thực trạng của thiên nhiên để nói lên cái mù mịt của cuộc đời trần thế của con người Những sao cũ chưa nắng bừng trở lại Những đêm trăng đi mãi biết ngừng đâu? Sương lan mờ và hồn tôi nghe đau ( Sương mờ) Càng đến gần giờ chót của một ngày tàn. Xuân Diệu càng thấy lòng càng buốt giá. Những câu thơ viết về sương lúc đêm khuya của ông thường rất lạnh: “Sương bạc làm thinh, khuya nín thở Nghe sầu âm nhạc đến sao khuê” (Nguyệt Cầm) Thực chất sự vay mượn không gian sương hay nắng từ thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng và biến nó thành những không gian riêng mang đặc trưng thi pháp, sự sáng tạo của thi nhân đều phục vụ cho sự nổi bật của một tâm trạng đa chiều. Từ đó cho thấy không gian thơ Xuân Diệu là một không gian của tình ái.
2. Không gian nghệ thuật trong tâp thơ  “ Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu bị ám ảnh bởi sự tàn phá của thời gian và là không gian của cái tôi trữ tình. Xuân Diệu thường mượn không gian mây, nước, thuyền những không gian chuyển động nhưng bị gò bó theo khuôn triết lí, chịu sự ám ảnh của sự tàn phá của thời gian.Có lúc không gian ấy được miêu tả là không gian thơ mộng của thiên nhiên, những thực thể không gian vận động. Chúng chịu sự chi phối, sự tàn phá của bước đi thời gian. Có lúc chúng trở thành không gian trừu tượng, một không gian so sánh, ví von kiểu “Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Thông qua không gian “nước” và “thuyền” nhà thơ nói lên sự nhận thức rõ ràng nhịp điệu trôi chảy của thời gian. Không - thời gian trong thế giới vũ trụ thì vĩnh cửu, còn thời gian đời người là hữu hạn. Con người bất lực hoàn toàn trước sức mạnh của thời gian vũ trụ và luôn có nguy cơ bị cuốn trôi hoặc bị nhấn chìm, bài: “thời gian” là tiêu biểu . “Dưới thuyền nước trôi Trên nước thuyên chuồi Và nước, và thuyền Xuôi dòng đi xuôi” “Nước cũng mất luôn Nhưng nước còn nguồn Thuyền chìm trong lúc Đêm ngày nước tuôn” Bài “Đi thuyền” nhà thơ cũng vẫn mượn hai không gian ấy: “Thuyền qua mà nước cũng trôi Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay Tôi đi trên chiếc thuyền này. Dòng mơ tôi tưởng cũng thay khác rồi” Với cách mượn không gian nước để nói đến dòng chảy của thời gian là quá quen thuộc, thơ ca từ xưa đến nay nói đến điều đó không ít. Xuân Diệu với cách nghĩ, cách nhìn của một nhà thơ mới, thì thời gian còn gấp rút hơn rất nhiều: “Cái bay không đợi cái trôi Từ tôi phút trước sang tôi phút này” Nói lên sự nhạy cảm vô cùng trước sự thay đổi của thời gian, sự thay đổi không còn là năm là tháng là ngày nữa mà sự thay đổi diễn ra trong từng phút một, cái “tôi” của phút trước đã khác với cái “tôi” của phút này. Không gian chịu của sự tàn phá ghê gớm của sức mạnh thời gian. Ngoài ra trong thơ Xuân Diệu ta còn bắt gặp không gian trùngcủa bến- thuyền để làm tăng sự đa dạng của mảng thời gian nhỏ bé “Tôi như chiếc thuyền hư không bến đỗ”. Cái tôi trong thơ Xuân Diệu cũng là một lãnh địa riêng, một phạm trù không gian đáng kể với những chiều kích cao thấp, rộng hẹp khác nhau. Cái tôi ấy khi soi mình trước không gian bao la của vũ trụ, trong dòng chuyển không ngừng của thời gian, bản ngã cá nhân ý thức được một cách sâu sắc về sự cô đơn lẻ loi của mình, đẩy cái tôi lên ngang tầm cao vũ trụ “Ta lên cao như một ý siêu phàm”, không gian mà cái tôi ấy hòa mình vào đó là không gian của núi để ở đó nhà thơ thâqý mình “Tôi là một con chim đến từ núi lạ”. Không gian núi trong thơ ông thường mang một dáng hình cụ thể và ở đó cái tôi trữ tình thường được soi bóng giữa thời gian tuần hoàn một cách cô đơn, lạc lõng, xa mờ Núi tận chân trời đứng nghĩ xa. Gió đều trang trải nguyệt bao la; Êm êm núi biếc xinh như ngọc Và cũng buồn như nỗi nhớ nhà. ..... - Lẫn với đời quay, tôi cứ đi, Người ngoài không thấu giữa lòng si. Cũng như xa quá nên ta chỉ Thấy núi yên như một miếng bìa. (Núi xa) Cũng có lúc nó biến thành không gian của một “Vạn Lý trường thành” ngăn chia hai vũ trụ của anh và em. Sự cô đơn của cái tôi, Xuân Diệu tạo thêm một không gian phụ khác là “Hồn tôi - chiếc đảo” mà nhà thơ tự nhận “ Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề”.Rồi để chuyển tải ý tưởng cho một tình yêu Gửi hương cho gió, Xuân Diệu gửi hồn mình vào không gian rừng Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm Đem gửi hương cho gió phụ phàng Mất một đời thơm trong kẽ núi Không người du tử đến nhằm hang Cũng bởi cái tôi khát khao giao cảm với đời, ấp ủ nhiều ước vọng nên không có gì lạ khi nhà thơ thể hiện trong thơ mình một không gian lớn của cái tôi cá nhân, không giankhát vọng, ôm chứa những hành động của tâm hồn, được mở rộng cả ở chiều rộng lẫn chiều ca. Lòng rộng quá chẳng chịu khung nào hết Chân tự do đạp phăng cả hàng rào Ta mang hồn trèo lên những đỉnh cao (Mênh mông) Ta bá cổ những con rồng gió lớn Không gian đâu, thuyền ta vượt trùng dương ... Mái chèo đập mau ta thoát ngoài ta Chín con rồng! Nỗi gió để buồm xa (Sầu). Thế giới không gian nghệ thuật của thơ Xuân Diệu là một thế giới vũ trụ với nhiều tầng, nhiều mảng với những hình khối khác nhau. Đặc điểm về không gian đã chi phối trực tiếp đến bút pháp tạo hình và toàn hệ thống hình ảnh thơ tạo nên một phong cách riêng biệt, khắc sâu ấn tượng về một cái tôi trữ tình độc đáo giữa làngThơ mới Việt Nam.
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu về Xuân Diệu có nghĩa là nghiên cứu về một hiện tượng nghệ thuật điển hình trong phong trào thơ mới, thơ ca tiêu biểu cho thế hệ thi nhân 1932 -1945 ở hai thời kì trước và sau CMT8. Xuân Diệu đã từng nói rằng: “Thơ mới là một trong các hiện tượng dân tộc, nó đã đóng góp vào “văn mạch dân tộc”….Trong phần tốt của nó, thơ mới có một lòng yêu đời, yêu thiên nhiên, đất nước, yêu tiếng nói dân tộc. Thơ mới là một tiếng hát đau khổ, không chia vui ở cái xã hội ngang trái, vùi dập đương thời”. Và ở giai đoạn đầu với hai tập Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945) Xuân Diệu được coi là gương mặt tiêu biểu trong trào lưu thơ ca lãng mạn, mà nói như Nguyễn Hoành Khung thì là “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”. Với tư tưởng tiến bộ, Xuân Diệu đại diện cho thế hệ trẻ cấp tiến. Yêu và sống hết mình, dám bày tỏ quan điểm suy nghĩ tình cảm của “cái tôi” cá nhân. Muốn giải phóng từ bỏ cái quan niệm cổ hữu của thơ xưa, với một ý thức cá nhân sâu sắc, đến với thơ Xuân Diệu ở giai đoạn này, ta bắt gặp một anh chàng thi sĩ bồng bột biết bao trước cuộc sống, yêu cuộc sống thiết tha đến sống vội vàng cuống quýt để tận hưởng cho hết hương hoa cuộc đời, một chàng trai trẻ yêu vội vàng mà cũng rất cuồng si, yêu vội mà mãnh liệt, biết quí trọng từng thời khắc của tuổi trẻ. Xuân Diệu đã mang đến cho thi đàn Việt Nam những năm 30 một nguồn cảm hứng tình yêu rào rạt, một luồng rung động mới mẻ trước tình yêu, một nhịp sống mới với một “cái tôi” giàu màu sắc, hình tượng. Về hình thức, Xuân Diệu đã tạo ra một bước mới trong lĩnh vực thơ ca, thơ của ông với kiểu cấu trúc hiện đại, mới mẻ tạo nên một sự đột phá trong phong trào thơ mới. Trong đó yếu tố không - thời gian trong 
thơ Xuân Diệu đã để lại cho ta những ấn tượng sâu sắc về tấm lòng gắn bó, thiết tha giao cảm với đời, hiểu thêm về một tấm lòng của chàng kỵ sĩ thơ Xuân Diệu. Đến với Xuân Diệu ta sẽ thấy “Xuân Diệu là ngòi bút chiến đấu, không ngừng chiến đấu, chiến đấu rất tích cực cả về chính trị và văn chương, cả về tiểu luận phê bình và thơ ca.Bút lực của anh thật là mạnh mẽ, phong phú uyển chuyển dù không phải lúc nào cũng chân xác. Nhưng các bạn đọc quý anh, trong anh nhà thơ có tài năng đi từ thế giới cũ đến thế giới mới, đi từ sáng tạo này đến sáng tạo khác, tinh thông văn học trong nước và thế giới, một người có công trong văn học mới. Một người đáng bật thầy cho các thế hệ nhà thơ trẻ”. Với hơn nửa thế kỷ hành trình sáng tạo, từ một nhà thơ lãng mạn trở thành một nhà thơ cách mạng, Xuân Diệu đã để lại trong kho tàn văn học dân tộc một di sản lớn. Ông có đóng góp lớn trong nhiều lĩnh vực và đều đặn ở nhiều thời điểm lịch sử khác nhau (Trước CMT8: trongthời kỳ kháng chiến, sau hòa bình; thời kỳ đấu tranh thống nhất sau ngày miền Nam giải phóng…). Thế nên vị trí của Xuân Diệu trên thi đàn văn học dân tộc Việt Nam sẽ là không nhỏ. 


Không có nhận xét nào: