Học viên thực hiện: Nguyễn Văn Thông Lớp cao học Văn K15
I. KHU
BIỆT CHẤT LIỆU - HÌNH THỨC VÀ CẤU TRÚC TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC.
1- VẤN ĐỀ CHẤT LIỆU:
Khi
giải quyết vấn đề về vai trò, ý nghĩa của chất liệu
đối với khách thể thẩm mỹ cần phải xem xét chất liệu trong tính xác định khoa
học hoàn toàn chính xác của nó, không làm giàu tính xác định ấy bằng những yếu
tố xa lạ với nó. Sự hàm hồ trong quan hệ với chất liệu đặc biệt hay có trong mỹ
học ngôn từ: dưới chữ “ngôn từ” người ta hiểu tất cả những gì người ta muốn,
cho đến tận “ngôn từ (lời) là khởi nguyên của tất cả
Trong
thơ ca ngôn ngữ phát huy hết thảy những khả năng của mình, bởi vì những yêu cầu
đối với nó ở đây là tối đa: tất cả các bình diện của nó bị căng thẳng đến tột
độ, đến những giới hạn cuối cùng; thơ ca gần như vắt kiệt nhựa từ ngôn ngữ, và
ngôn ngữ ở đây vượt quá bản thân mình.
Nhưng,
đòi hỏi cao đến thế đối với ngôn ngữ, thơ ca tuy vậy vẫn khắc phục nó như là ngôn
ngữ, như là thể xác định ngôn ngữ học. Thơ ca không phải là
một ngoại lệ trong quy luật chung cho tất cả các nghệ thuật: sáng tạo nghệ thuật, được
xác định trong quan hệ với chất liệu, là sự khắc phục nó.
Ngôn ngữ trong tính xác
định ngôn ngữ học của nó không gia nhập khách thể thẩm mỹ của nghệ thuật ngôn
từ.
Như vậy, thành tố thẩm mỹ
– chúng ta tạm thời gọi nó là hình tượng – không phải là khái niệm, cũng không
phải là ngôn từ, cũng không phải là hình ảnh thị giác, mà là một cấu tạo thẩm
mỹ đặc thù, được thực hiện trong thơ bằng ngôn từ, còn trong các nghệ thuật tạo
hình thì bằng chất liệu được tri giác bằng thị giác, nhưng không trùng hợp ở
đâu với chất liệu nào hay một tổ hợp chất liệu nào.
Như
vậy, vai trò ý nghĩa của chất liệu trong sáng tạo nghệ thuật được xác định như
sau: không gia nhập khách thể thẩm mỹ trong tính xác định vật chất ngoại thẩm
mỹ của mình – như là một thành tố mang nghĩa thẩm mỹ, nó lại không thể thiếu
được cho sự tạo nên khách thể ấy với tư cách một yếu tố kỹ thuật.
Giải
quyết đúng đắn vấn đề về ý nghĩa của chất liệu, như vậy, sẽ không biến thành vô
ích những công trình của mỹ học chất liệu và sẽ không hạ thấp một tí nào ý
nghĩa của chúng, song sẽ cung cấp cho những công trình ấy những nguyên tắc và định hướng phương pháp luận đúng đắn; nhưng đương
nhiên chúng phải từ bỏ tham vọng vắt kiệt sáng tạo nghệ thuật.
Ở
đây chúng tôi hoàn toàn không thể vạch ra hệ phương pháp phân tích kết cấu chất
liệu, dẫu chỉ ở những đường nét chung, như là đã được làm đối với phương pháp
phân tích nội dung tác phẩm. Việc ấy chỉ hữu khả sau khi đã làm quen kỹ lưỡng
với khách thể thẩm mỹ và cấu tạo của nó, chính chúng quyết định hình thức kết
cấu. Chúng tôi phải tự giới hạn ở đây bằng những gì đã nói.
2.- VẤN ĐỀ HÌNH THỨC:
Tác
phẩm văn học có thể tồn tại dưới phương diện là ngôn bản truyền miệng hoặc hình
thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể; có thể được tạo thành bằng văn
vần (và thơ) hoặc văn xuôi; và được xếp vào các thể
loại nhất định (như tự sự, trữ tình, kịch, nhật
ký, ký, tùy bút) hay một thể tài văn học
nhất định (như hài kịch, bi kịch, thơ trào phúng, thơ tự do, truyện tiếu lâm, truyện ngắn, tiểu thuyết v.v.).
Hình
thức nghệ thuật là hình thức của nội dung, nhưng được thực hiện từ đầu đến cuối
trên chất liệu, tựa hồ gắn liền với chất liệu. Vì thế hình thức phải được hiểu
và nghiên cứu theo hai hướng: 1) từ bên trong khách thể thẩm mỹ thuần túy, như
là hình thức cấu tạo giá trị nhằm vào nội dung (một sự kiện hữu khả), và tương
liên với nó; và 2) từ bên trong chỉnh thể được kết cấu từ chất liệu của tác
phẩm: đó là sự nghiên cứu kỹ thuật của hình thức.
Ở
hướng nghiên cứu thứ hai hình thức không trong trường hợp nào có thể được kiến
giải như là hình thức của chất liệu – cái đó sẽ làm sai lệch tận gốc nhận thức
– mà chỉ như là hình thức được thực hiện trên chất liệu và bằng chất liệu, và
về phương pháp ấy thì, ngoài mục đích thẩm mỹ của mình, nó còn được quy định
bởi cả bản tính của chất liệu.
Hình
thức được phi vật chất hóa và đưa ra ngoài tác phẩm với tư cách chất liệu được
tổ chức chỉ khi mà nó trở thành biểu hiện của hoạt động chủ động sáng tạo giá
trị của một chủ thể thẩm mỹ.
Thế
thì bản ngã sáng tạo của người nghệ sĩ và người thưởng thức nghệ thuật thâm
nhập ngôn từ như thế nào và chiếm lĩnh trước hết những mặt nào trong nó?
Trong
ngôn từ như là chất liệu chúng ta phân biệt những khía cạnh sau đây: 1) bình
diện âm thanh của ngôn từ hay là bình diện thuần túy nhạc tính của nó, 2) nghĩa
vật thể của ngôn từ (với tất cả các sắc thái và biến thể); 3) khía cạnh quan hệ
giữa các từ (tất cả những quan hệ và tương quan thuần túy ngôn từ); 4) khía
cạnh ngữ điệu (trên bình diện tâm lý tức là tình cảm – ý chí) của ngôn từ, định
hướng giá trị của ngôn từ, thể hiện sự đa dạng những quan hệ giá trị nơi người
nói; 5) cảm giác chủ động trong hành ngôn, cảm giác về sự chủ động sản
sinh âm thanh có nghĩa(thuộc về đây là tất cả những yếu tố cử
động: phát âm, cử chỉ, nét mặt, v.v… – và toàn bộ chí hướng nội tại của con
người của tôi, bằng lời nói, bằng hành ngôn chiếm lĩnh một lập trường nào đó
đối với các giá trị và ý nghĩa). Chúng tôi nhấn mạnh: cái được nói đến ở đây là
cảm giác về sự sản sinh lời nói có nghĩa: đây không phải là cảm giác về sự vận
động đơn thuần của thân thể tạo ra hiện tượng vật lý của lời nói, mà là cảm
giác về sự tạo tác cả ý nghĩa lẫn sự đánh giá, tức là cảm giác về sự hoạt động
và chiếm giữ lập trường bởi con người toàn vẹn, hoạt động này cuốn hút cả thân
thể lẫn tính chủ động tạo nghĩa, bởi lẽ cái được tạo tác là xác thịt và tinh
thần của ngôn từ trong thể thống nhất cụ thể của chúng. Tất cả bốn bình diện
trước được phản ánh trong bình diện thứ năm, cuối cùng này; nó là cái mặt của
chúng hướng vào ngã thể của người nói (cảm giác về sự sản sinh âm thanh, sản
sinh ý nghĩa, sản sinh quan hệ và sản sinh sự đánh giá).
Tất
cả những phân đoạn bố cục của chỉnh thể ngôn từ – chương, đoạn, khổ, dòng – thể
hiện hình thức chỉ như là những phân đoạn; còn những giai đoạn của
hoạt động sản sinh ngôn từ là những giai đoạn của một trạng thái nỗ lực thống
nhất, là những yếu tố hướng tới độ hoàn chỉnh nào đó không phải của bản thân
nội dung được quy định từ bên trong, mà là những yếu tố của hoạt
động bao lấy nội dung từ bên ngoài, chúng được quy định bởi
hoạt động hướng tới nội dung của tác giả, mặc dù dĩ nhiên chúng cũng thâm nhập
vào nội dung, truyền cho nó hình thức thẩm mỹ tương đương, chứ không cưỡng chế
nó.
Như
vậy, thể thống nhất của hình thức thẩm mỹ là thể thống nhất lập trường của tâm
hồn và thân thể hành động, của con người toàn vẹn hành động, dựa vào bản thân
mình; chỉ cần thể thống nhất được chuyển vị vào nội dung hoạt động – vào thể
thống nhất của khách thể nhận thức và thể thống nhất mang tính đức lý của sự
kiện – là hình thức lập tức bị tiêu hủy với tư cách hình thức thẩm mỹ; chẳng
hạn, nhịp điệu, giọng điệu hoàn chỉnh hóa và những yếu tố hình thức khác mất đi
sức mạnh tạo hình thức của mình.
Thể
thống nhất của hình thức là thể thống nhất của lập trường chủ động giá trị hóa
của tác giả – người sáng tạo, lập trường ấy được thực hiện bằng ngôn từ (sự
chiếm lĩnh lập trường bởi ngôn từ) nhưng liên quan đến nội dung. Cái lập trường
được chiếm lĩnh bằng ngôn từ và chỉ bằng ngôn từ ấy trở nên năng sản và có sức
hoàn chỉnh hóa một cách sáng tạo nội dung nhờ sự đơn lập hóa nó – nhờ tính phi
thực tại của nó (nếu nói chính xác hơn và nghiêm ngặt hơn về mặt triết học thì
nhờ tính thực tại đặc biệt, thuần túy thẩm mỹ) đơn lập hóa là bước đầu tiên của
ý thức tạo hình thức, là tặng phẩm đầu tiên của hình thức cho nội dung, lần đầu
tiên biến thành hữu khả tất cả những tặng phẩm tiếp theo đã mang tính thuần túy
chính diện, tính làm giàu.
Tất
cả những yếu tố kết cấu của ngôn từ thực hiện nội dung đều trở thành biểu hiện
của quan hệ sáng tạo của tác giả đối với nội dung: nhịp điệu gắn liền với chất
liệu được đưa ra khỏi phạm vi của nó và bắt đầu thẩm thấu nội dung như là một
thái độ sáng tạo đối với nó, chuyển vị nó sang một bình diện giá trị mới – tồn
tại thẩm mỹ; hình thức tiểu thuyết sắp đặt chất liệu ngôn từ trở thành biểu
hiện của thái độ tác giả, chế tác hình thức cấu tạo sắp đặt và hoàn chỉnh hóa
sự kiện một cách độc lập đối với sự cùng-tồn-tại mang tính thống nhất, luôn
luôn mở của cái-tồn-tại.
Đây
là nét đặc trưng sâu sắc của hình thức thẩm mỹ: hình thức ấy là hoạt động hữu
cơ giá trị hóa và ý nghĩa hóa của tôi, song đồng thời nó cũng là hình thức của
sự kiện đối lập với tôi và của người tham gia sự kiện ấy (nhân cách, hình thức
thân thể và tâm hồn của anh ta).
Từ
tất cả những gì đã nói, phải trở nên sáng rõ rằng khách thể thẩm mỹ không phải
là một vật thể, bởi vì hình thức của nó (nói đúng hơn hình thức của nội dung,
bởi khách thể thẩm mỹ là nội dung đã thu nhận hình thức), mà ở đấy tôi cảm thấy
mình như một chủ thể hoạt động, mà tôi dự phần như là một yếu tố cấu thành
không thể thiếu được của nó, tất nhiên, không thể là hình thức của một vật thể,
một đối tượng.
Hình
thức sáng tạo nghệ thuật dẫn truyền hình thức trước hết cho con người, còn cho
thế giới thì chỉ với tư cách là thế giới của con người, hoặc bằng cách trực
tiếp nhân hóa, làm sống nó hoặc đưa vào quan hệ giá trị với con người trực tiếp
đến mức bên cạnh con người nó mất đi tính độc lập giá trị của mình và trở thành
chỉ một yếu tố của giá trị đời sống con người. Hệ quả là quan hệ của hình thức
với nội dung trong thể thống nhất của khách thể thẩm mỹ mang tính nhân
vị (personalnyj) đặc thù, còn khách thể thẩm mỹ thì là một sự kiện
đặc thù của sự tác động và tương tác giữa người sáng tạo và nội dung.
Trong
sáng tạo nghệ thuật ngôn từ tính chất sự kiện của khách thể thẩm mỹ đặc biệt rõ
ràng – quan hệ qua lại giữa hình thức và nội dung ở đây gần như mang kịch tính,
đặc biệt rõ rệt sự tham gia của tác giả – con người thân xác, tâm lý và tinh
thần – vào khách thể; là rõ ràng không chỉ tính không thể tách rời, mà cả tính
không hòa đồng của hình thức và nội dung, trong khi ấy thì ở các nghệ thuật
khác hình thức thẩm thấu nội dung sâu hơn, tuồng như được vật chất hóa bằng nội
dung, khó tách biệt hơn khỏi nội dung và khó diễn đạt trong dạng biệt lập trừu
tượng.
Cái
đó được giải thích bởi tính chất của chất liệu của thơ ca – ngôn từ, mà nhờ có
nó tác giả – con người hành ngôn – có thể trực tiếp chiếm lĩnh lập trường sáng
tạo của mình, trong khi ấy thì trong các nghệ thuật khác có cả các dị vật: nhạc
cụ, dao trổ v.v… tham gia quá trình sáng tạo với tư cách những vật trung gian
kỹ thuật; ngoài ra, chất liệu cũng không thu hút toàn diện như thế toàn bộ con
người hoạt động sáng tạo. Thông qua những dị vật trung gian ấy, hoạt động của
tác giả – người sáng tạo được chuyên môn hóa, trở nên đơn diện và vì thế khó
tách rời nó hơn khỏi cái nội dung đã thu nhận hình thức.
3. VẤN ĐỀ CẤU TRÚC
Mỗi
tác phẩm là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình
diện khác nhau như đề tài, chủ đề, tư
tưởng, kết cấu, ngôn
ngữ, nhân vật, hình tượng, cốt truyện. Sự kết hợp và tác
động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ
thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mỹ và hình thức nghệ
thuật.
Cấu
trúc luận có tính chất liên ngành rất rõ, nó là khoa học khách quan
giống như khoa học tự nhiên, không chỉ vấn đề văn học mà là ngôn ngữ
học, văn hóa học, nhân chủng học, kí hiệu học. Nói chung mọi lĩnh
vực đều có thể áp dụng lý thuyết cấu trúc.
Cấu
trúc được định nghĩa như là sản phẩm hiện tồn của một quá trình
kiến tạo (Construction).
Chủ
nghĩa cấu trúc nhấn mạnh vào mặt biểu đạt vì bản thân nó đã là
một cấu trúc tự thân.
Mặt
biểu đạt được kết hợp trên hai trục hệ hình và ngữ đoạn và giá
trị của nó nằm trong sự kết hợp ấy.
II. MỐI
QUAN HỆ GIỮA CHẤT LIỆU - HÌNH THỨC VÀ CẤU TRÚC TRONG TÁC PHẨM VĂN
HỌC.
Nếu
như các nhà hình thức chỉ quan tâm đến hình thức (Tức là giáng vẻ
bên ngoài của cấu trúc) thì chủ nghĩa cấu trúc quan tâm đến cái bên
trong hiện thực đó là cấu trúc bề nổi, cấu trúc chiều sâu, còn
chất liệu chính là cái đã cấu trúc nên hình thức.
Phân
biệt giữa hình thức và chất liệu: Chất liệu không làm nên vẻ đẹp
nghệ thuật mà chỉ có hình thức mới làm nên vẻ đẹp của nghệ thuật
và tài năng của người nghệ sĩ, hình thức cải biên chất liệu và làm
thăng hoa chất liệu, cái thô thiển trở thành trang nhã, cái dung tục
trở thành thanh tao.
Một
cấu trúc là một hình thức chứ không phải là một chất liệu.
Ví
dụ: Trong kiến trúc, một pho tượng phật thì chất liệu của pho tượng
đó chính là cái đã tạo nên pho tượng, có thể bằng đồng, có thể
bằng thạch cao, có thể bằng dất sét…đó chính là chất liệu đã tạo
ra hình thức pho tượng, vậy hình thức pho tượng là gì, đó là hình
thức bên ngoài của toàn pho tượng mà mắt thường chúng ta có thể
nhận thấy được, còn cấu trúc của pho tượng thì ta có cấu trúc bên
ngoài và cấu trúc bên trong pho tượng, cấu trúc bên ngoài là pho
tượng đó được kết cấu làm 3 phần phần đầu, phần thân và phần đế…
đó chính là cấu trúc.
Như
vây giữa Chất liệu, Hình thức và Cấu trúc có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau mà không tách rời nhau, đó là mối quan hệ tương đổng. Trong
một tác phẩm văn học cũng vậy chất liệu chính là các kí hiệu từ
ngữ, các âm thanh, hình ảnh tạo nên hình thức tác phẩm còn tác phẩm
đó chia làm mấy phần hoặc sáng tác như thế nào thì đó là cấu trúc
của tác phẩm.
Qua
đó ta thấy hình thức, cấu trúc và chất liệu trong tác phẩm văn học
vừa tách biệt nhau lại vừa hỗ trợ cho nhau, đó là mối quan hệ tương
hỗ không tách rời nhau trong một chỉnh thể tác phẩm văn học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét