Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

MẸ TÔI ( NTT)

 Gia dình

MẸ TÔI

mẹ tôi dòng dõi nhà quêtrầu cau từ thuở chưa về làm dâuáo sồi nâu, mấn bùn nâutrắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên


cha tôi chẳng đỗ trạng nguyên
ông đồ hay chữ thường quên việc nhàmẹ tôi chẳng tiếng kêu cahai tay đồng áng lợn gà nồi niêu


chồng con duyên phận phải chiều
ca dao ru lúa câu Kiều ru congái trai mấy đứa vuông trònchiến tranh mình mẹ ngóng con, thờ chồng


bây giờ phố chật người đông
đứa nam đứa bắc nâu sồng mẹ thăm(tuổi già đi lại khó khănthương con nhớ cháu đêm nằm chẳng yên)


mẹ tôi tóc bạc răng đen
nhớ thương xanh thắm một miền nhà quê.

Viết về vị “Cha già” của ngành giáo dục

Chu Mộng Long – “Những nếp hằn đêm qua khi âu lo dõi theo tin tức vùng lũ lại khắc sâu hơn khi Bộ trưởng nghe thầy giáo Hà Thanh Sơn nghẹn ngào nước mắt tâm sự về mất mát to lớn của mình sau cơn lũ dữ. Xót đắng lòng, đôi mắt cay xè sau cặp kính, dòng nước mắt như chảy ngược vào trong, ông cố gắng gồng mình làm chỗ dựa cho đàn con.” Lời của nhà báo VTC News viết về Bộ trưởng  Phạm Vũ Luận như viết về vị “Cha già kính yêu” của ngành giáo chúng ta.
Nhà báo đã phải huy động tất cả các giác quan để thấy cái mà Bộ trưởng thấy, nghe cái mà Bộ trưởng nghe, xót cái mà Bộ trưởng xót, cay cái mà Bộ trưởng cay… Báo chí mà viết như thế thì thơ ca, tiểu thuyết cũng chào thua!
Công bằng mà nói, Bộ trưởng đã cố gắng tạo ra giáo đức vượt lên trên y đức của người đồng liêu đang bị chỉ trích như một mụ dì ghẻ khi vị này vì ham vui khánh tiết mà quên đạo lí “nghĩa tử – nghĩa tận” của dân tộc.
Vị “Cha già” của ngành chúng ta nói ít, làm ít nhưng có hiệu quả, dù không triệt để do cơ chế hiện hành. Chấn chỉnh đào tạo tại chức, mở ngành, cấp văn bằng chứng chỉ tràn lan… những chỉ thị và hành động của ông đang là những việc làm dang dở nhưng đáng ghi nhận như một nỗ lực cá nhân.
Tuy nhiên, nếu tôi là ông, thưa vị Cha già tôn kính, tôi sẽ khuyên nhà báo kia hãy bám sát vùng lũ, dành trái tim của mình viết về những nạn nhân vùng lũ hơn là bám sát ông để miêu tả tỉ mỉ từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong con người của ông để ngợi ca ông như ngợi ca vị “Cha già kính yêu” của ngành giáo dục.
Viết báo theo cách ấy, bọn lề trái nó xỏ xiên, châm chọc là phải! Tốt nhất, lần sau nên cắt đuôi loại nhà báo chỉ biết bám đuôi lãnh đạo, vì có lần cũng do bám đuôi như thế (lần bỏ phiếu tín nhiệm ấy), chúng đã chộp lén lấy hình ảnh ông đưa lên báo để… bán tin!
——————————————————–

Lũ quét Bản Khoang: Hành trình trách nhiệm, tình thương

1. Đoạn viết về vị Cha già “đêm không ngủ”. Nhà báo cũng “thức luôn cùng Bác” để quan sát tỉ mỉ:
IMG2766_1
Nghe báo cáo về những thiệt hại, mất mát ở Bản Khoang, có những lúc Bộ trưởng bỏ kính lau nước mắt
(…) Trong khoang của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đèn đóm tắt hết, nhưng góc giường của ông iPad luôn lấp lánh ánh sáng, đảo liên tục từ trang web này đến trang web khác nhưng các lệnh tìm kiếm đều có hai từ khóa: Lũ quét, Bản Khoang… Khuôn mặt ông hằn sâu suy nghĩ không yên.


“Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là người đến Bản Khoang còn nhanh hơn cả nhiều cơ quan, ban, ngành trong tỉnh và các huyện lân cận. Ông cũng là thành viên Chính phủ đầu tiên đến vùng lũ dữ”.

Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh

Dường như Bộ trưởng đang trĩu nặng những lo lắng trước tin dữ báo về từ Bản Khoang. Nơi đó – những giáo viên, học sinh của ông đang chịu đau đớn bởi những vết thương do quăng quật vào đá núi, tinh thần còn bất ổn trước thiên tai.
(…)
Một lúc, với lấy bao thuốc đặt trên bàn, Bộ trưởng ra đầu toa. Bóng ông in trên thành tàu như còng xuống. Ông đang hút thuốc, điều ít thấy với vị lãnh đạo ngành Giáo dục. Châm một đốm lửa đỏ đốt cho nhanh thời gian dằng dặc của đêm dài chờ đợi.


Bác hiểu nỗi đau mất con là nỗi đau lớn nhất của người mẹ. Cháu hãy cố gắng vượt qua. Gia đình, đồng nghiệp, ngành GD-ĐT và cá nhân bác luôn bên cạnh cháu chia sẻ nỗi đau thương mất mát này.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

(…)
Tôi biết, Bộ trưởng nhiều đêm mất ngủ với những nỗi lo của ngành Giáo dục. Gần đây nhất là vào đầu năm học, sau niềm vui khai giảng, đâu đó lại rộn lên chuyện đồng phục, lạm thu…
2. Đoạn viết về “Nỗi đau ẩn vào trong”. Nhà báo tỏ ra thấu thị:
Như người cha đi xa vội về nhà bàng hoàng nghe những đứa con kể lại nỗi đau vừa trải qua, Bộ trưởng đến ngay Bệnh viện Đa khoa Sa Pa để thăm những người giáo viên, nhân dân bị thương.
 SAM0848_1
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận xem vết thương trên người thầy giáo Hà Thanh Sơn
Những nếp hằn đêm qua khi âu lo dõi theo tin tức vùng lũ lại khắc sâu hơn khi Bộ trưởng nghe thầy giáo Hà Thanh Sơn nghẹn ngào nước mắt tâm sự về mất mát to lớn của mình sau cơn lũ dữ. Xót đắng lòng, đôi mắt cay xè sau cặp kính, dòng nước mắt như chảy ngược vào trong, ông cố gắng gồng mình làm chỗ dựa cho đàn con.
(…)
 Luan
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại trung tâm vùng lũ dữ
3. Đoạn gọi là “Dấu lặng” để suy tưởng này chẳng có gì để suy tưởng, nếu Bộ trưởng dành tiền tỉ các dự án mà lo cho giáo dục vùng sâu vùng xa:
(…)
Đôi tay ông khẽ run lên, như cảm nhận được hơi ấm còn sót lại nơi bàn phím của bàn tay đêm trước. Bộ trưởng đứng trầm ngâm, cố nén nhưng khó có thể giấu được sự xúc động, xót xa trong lòng.
Đi thêm một đoạn, Bộ trưởng dừng hẳn lại để đọc kỹ cuốn sổ lấm lem bùn đất của một cô giáo, trang cuối cùng còn ghi những dòng chữ về kế hoạch chuẩn bị ngày khai giảng, lo Tết Trung thu cho các em học sinh; Mở ngược về những trang khác, là một vài con số tính toán tiền ăn, tiền học, tiền điện tiền nước… trang trải trong một tháng lương giáo viên vùng cao hạn hẹp…
Đôi vai vị tư lệnh ngành, đôi vai của người đàn ông trụ cột gia đình khẽ rung lên. Ông thấu hiểu lắm chứ. Cuộc sống thường ngày của giáo viên vùng cao vốn đã khó khăn gian khổ, điều kiện công tác cũng ẩn đầy nguy nan.

CHU MỘNG LONG TIẾP TỤC VẠCH MẶT “PHÊ BÌNH CHỈ ĐIỂM”

Chu Mộng Long – Chính xác là Phê bình chỉ điểm chứ không phải Phê bình kiểm dịch như GS. Trần Đình Sử nói, vì kiểm dịch có thể bị nhầm do thiểu năng chứ chưa hẳn đã mang tâm địa xấu xa. Không có cách gọi nào chính xác hơn cho lối phê bình cố tình hại người là Phê bình chỉ điểm. Khái niệm này nghe tởm lợm nên người ta né tránh không dám dùng. Bọn chỉ điểm, dù ở thời nào, chỉ điểm về việc gì, luôn bị khinh bỉ, không đáng tin, vì chúng lá mặt lá trái, vu oan giá họa và giết người một cách gián tiếp.
Phạm Xuân Nguyên và "Phê bình chỉ điểm"
Bản chất của loài chỉ điểm là chúng giả hình. Về mặt tư tưởng, “Chúng nhân danh lương tâm, đạo đức, mỹ học, trật tự xã hội, thậm chí nhân danh cả dân tộc nữa. Chính trị không cao siêu sẽ nhầm lẫn.” Nguyễn Huy Thiệp đã bắt đúng mạch của chúng, lột trước chiếc kính đen mật vụ-chỉ điểm của chúng nhưng chúng vẫn dày mặt ra mà rình rập khắp hang cùng ngỏ hẻm, đến kẻ “bên lề” và mớ “giấy vụn” chúng cũng không tha. Chính trị không cao siêu (kể cả hiểu biết nửa vời) một thời đã từng nhầm lẫn (hay bị mắc lừa), nhưng thời buổi này, thời buổi dân trí đã khác, thì không thể, vì đôi kính kia sẽ bị nhiều người lôi xuống phơi trần bộ mặt thật của chúng ra giữa thanh thiên bạch nhật.

Giờ thì quay lại chuyện Nhã Thuyên, đến lúc kết thúc trò chơi giả hình của chúng được rồi. Bọn Mở mồm Mở miệng nào đó không biết có phản động hay không, nhưng cách viết phê bình chỉ điểm vừa rồi rõ ràng đã cố tình quảng bá cho sự phản động, gây hoang mang dư luận, kích động sự thù hằn, nghi kị, gây chia rẽ xung đột, bất an, phá hoại an ninh quốc gia.

Tệ hơn, cái bài thơ của Lý Đợi Lý Chờ nào đó dùng đại từ “chúng nó” để chỉ bọn giả hình mà ông Thỉnh đọc oang oang, đay đi nghiến lại từ “chúng nó” rồi cả bọn hùa nhau quy “chúng nó” cho vị Cha già kính yêu của dân tộc. Đại từ “chúng nó” (số nhiều) làm sao lại chỉ Hồ Chí Minh được mà cố tình xuyên tạc, nếu không phải chính bọn lá mặt lá trái này mượn cớ để xúc phạm Bác Hồ?
Nói thật, cái bài thơ ấy chẳng có gì hay, đáng là mớ “giấy vụn”, chẳng có gì là thơ cả, cũng chẳng “giải thiêng” ở chỗ nào, vì đại từ “chúng nó” ám chỉ những kẻ giả hình núp bóng thì “thiêng” ở đâu mà “giải”. Hay ông Lưu, ông Thỉnh tự cho rằng mình “thiêng” như thánh như thần?

Nếu Mở miệng Mở mồm chỉ có loại thơ thế này thì đó chỉ là Dế Mèn của Tô Hoài tập làm người lớn, lén lút (vì chấp nhận đứng ở vỉa hè) phá phách cho vui để giải tỏa kìm nén, chứ “nổi loạn” nỗi gì, kể cả “nổi loạn để sáng tạo” như trào lưu Phục Hưng, chủ nghĩa Hiện Đại hay Hậu hiện đại. Nó đã không có tiếng vang, phê bình chỉ điểm lại nhân đủ các loại danh thổi lên cho nó vang, chẳng phải cố tình gây náo loạn ư?

Nổi loạn để sáng tạo
trong tuyên ngôn của nhóm Thanh Tâm Tuyền trước đây chỉ là đột phá vào bức tường kiên cố của sự bảo thủ, già cỗi, lạc hậu, giáo điều, và chẳng lẽ nó đã lật đổ chính quyền miền Nam. Tư tưởng này có từ thời Phục Hưng với nhu cầu thay đổi văn hóa, thẩm mĩ, giải phóng cái tôi cá nhân chứ lật đổ được ai đâu mà sợ hãi hét toáng lên, rằng có âm mưu lật đổ, lật đổ?

Nếu trong luận văn, Nhã Thuyên có cho những bài thơ “rác” như trên là những bài thơ “giải thiêng” thứ thiệt thì cũng đáng phạt vì đã hiểu không đúng nghĩa của thuật ngữ “giải thiêng” trong sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Giải thiêng
hay giải huyền trong nghĩa tử tế về sau của Chủ nghĩa Hậu hiện đại là gạt bỏ lớp mây huyền ảo huyễn hoặc để tìm kiếm sự thật và cuối cùng đi đến sự tôn trọng những khác biệt, chấp nhận một thế giới đa thanh chứ không phải độc quyền tiếng nói để hạ bệ, xúc phạm như những phản ứng cực đoan của buổi ban đầu.
Chu Giang Nguyễn Văn Lưu
Nguyễn Huy Thiệp cũng từng giải thiêng, giải huyền, giải cả Kinh Thánh lẫn huyền thoại trong Chảy đi sông ơi: “Cái nghề đánh cá là nghề có sớm bậc nhất… Anh em ông thánh Simon trước kia cũng đi đánh cá. Đức chúa Giêsu trông thấy mới bảo họ rằng: “Các ông hãy đi theo tôi, tôi sẽ biến đổi các ông thành những kẻ đánh lưới người”… Hôm nọ trên huyện, công an hỏi tao: “Ông làm nghề gì?” Tao bảo làm nghề đánh cá. Họ cười lăn lộn: “Ông đánh lưới người thì có!” Mẹ kiếp! Hoá ra tao thành ông thánh Simon chứ còn gì nữa!” Lão ta không tin vào thánh thần, ma quỷ nào cả: “Chuyện con trâu đen chỉ là chuyện đồn nhảm nhí… Mày hãy tin tao, ở bến Cốc này thì chuyện giết người, ăn cướp có thực, ngoại tình có thực, cờ bạc có thực, còn chuyện trâu đen là giả.” (Xem lại bài Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh trên trang này).
Văn Chinh có quyền “kính trời xanh”, kính luôn cả những ông tự xưng trời con (thiên tử) thì đó là quyền của ông, còn không tin Trời hay Chúa cứu loài người thì đó là quyền của thiên hạ chứ không thể bắt mọi người phải tin như ông. Người ta có quyền cảnh giác vì có ngày chính các ông soán ngôi tự xưng thiên tử thì thiên hạ trở thành vật tế thần như lịch sử đã chứng minh!

Câu chuyện phản ứng cực đoan của Mở mồm Mở miệng nào đó là một hiện tượng có thật, nhưng đã qua rồi (giống như tức khí thì văng tục để xả), giới hàn lâm cần nghiên cứu để hiểu sâu một hiện tượng tâm lí thời hậu hiện đại, các ông nhân danh các loại danh bới lại và banh ra làm to chuyện lên há chẳng phải tự mình gây nguy hiểm cho chính mình và làm ô nhiễm môi trường xung quanh?

Phê bình chỉ điểm hoàn toàn tác dụng ngược và trò quảng bá vừa rồi của báo chí thật là phản tuyên truyền đúng như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã chỉ ra! Muốn đối thoại vui vẻ, cởi mở với những kẻ mang tâm địa chỉ điểm này cũng bằng thừa, đến lúc mọi người phải cùng nhau vạch mặt chúng để trả lại sự trong sáng, bình yên cho đời sống cộng đồng, giữ vững an ninh chính trị của quốc gia.

Nếu có những kẻ lợi dụng tự do dân chủ để làm loạn thì ngược lại cũng có những kẻ giả hình núp bóng, thao túng công quyền gây rối để hại dân, hại nước!

Cái trò lu loa của lối phê bình chỉ điểm trên báo quốc doanh vừa rồi chẳng phải đã khơi mào cho bọn thù địch lợi dụng khoét sâu vào vết thương Nhân văn giai phẩm một thời ư?
Nhà nước phải hết sức thận trọng và cảnh giác với loại Phê bình chỉ điểm này! Và có lẽ đến lúc nên xử lí vài tên để làm gương!

Chuyện Mở mồm Mở miệng nào đó nổi loạn để lật đổ chỉ là huyền thoại xa vời, hoang tưởng do Phê bình chỉ điểm bơm lên; trong khi cô giáo Nhã Thuyên bị đuổi việc, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình bị cách chức không cần thủ tục pháp lí, các trí thức chân chính khác bị đe dọa là sự thật không thể chối cãi!

Buôn Mê 31/07/2013

CHU MỘNG LONG
blog