"Nhà thơ hậu hiện đại chối bỏ mọi dạng
đại tự sự grand narratives làm ngu muội đầu óc và làm u mê tinh thần. Chối bỏ
đại tự sự không gì hiệu quả hơn thái độ giải thiêng sự thể. Giải thiêng hình
chữ S của đất nước (Nguyễn Hoàng Tranh), giải thiêng ảo tưởng bốn ngàn năm văn
hiến (Đinh Linh) hay niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc (Nguyễn Đăng
Thường), giải thiêng huyền thoại Việt Nam là nước thơ (Lý Đợi) và giải thiêng
chính bản thân thơ ca (Bùi Chát): thơ ca chỉ là món hàng như mọi món hàng, nó
không đứng cao hay thấp hơn các hàng hóa khác….”
Qua đoạn trích này ta thấy nổi lên một vấn đề: Trong quan niệm của nhà thơ hậu hiện đại, những vấn đề xưa nay rất thiêng liêng như Tổ quốc Việt Nam hình chữ S, truyền thống văn hoá Việt Nam bốn ngàn năm thiêng liêng, giá trị thiêng liêng của thơ ca… - đều trở thành tầm thường, không có gì gọi là thiêng liêng cả. Họ đã tầm thường hoá những giá trị thiêng liêng ngàn đời của dân tộc.
Quan niệm như vậy
là hoàn toàn trái với truyền thống tốt đẹp và thiêng liêng của dân tộc ta.
Chúng ta khó có thể chấp nhận được một quan niệm như vậy trong sáng tác thơ ca
chân chính. Chính vì quan niệm như trên mà những nhà thơ hậu hiện đại đã sáng
tác ra những vần thơ lạ, kinh dị so với thơ truyền thống giàu tính văn hoá của
chúng ta.
PHẢI CHĂNG THƠ HẬU HIỆN
ĐẠI VIỆT NAM CHẤP
NHẬN SỰ VÔ VĂN HOÁ?
Tôi
phải dằn lòng, xót xa và đau đớn lắm, mới thốt lên một tựa đề như thế cho bài
viết bất đắc dĩ này. Bởi viết như thế có nghĩa là mình đã có "sự hoài
nghi vô căn cứ” về nội dung của thơ Việt Nam hậu hiện đại – mà "sự hoài
nghi vô căn cứ ấy” hình như lại có "tính áp đặt” nữa chứ? Thơ hậu hiện
đại Việt Nam – đó là một vấn đề lớn, cần có sự nghiên cứu thấu đáo, có hệ
thống và mang tính khách quan cao độ của cả một đội ngũ phê bình có tài và
tâm huyết - thì mới mong hiểu được những đặc trưng cơ bản của trào lưu thơ
đang thịnh hành trên thế gian này.
Để
rồi từ đó mới lọc ra những tinh hoa của nó, cái nào hợp với truyền thống văn
hoá ngàn năm của Việt Nam, thì ta tiếp thu nhằm làm phong phú thêm nền văn
văn hoá đậm đà bản sắc của chúng ta. Còn những điều của trào lưu thơ hậu hiện
đại phương tây không phù hợp với văn hoá và tâm thức của người Việt Nam – thì
ta chỉ để tham khảo mà thôi.
Vì
quan niệm như vậy, nên từ năm 2004 tới giờ, khi đọc những bài thơ mang cảm
thức hậu hiện đại từ nhiều nguồn, dẫu trong lòng tôi (một bạn đọc chân chính)
bùng phát rất nhiều nỗi bức xúc – nhưng vẫn cố kìm nén và chờ đợi… chờ đợi
mãi, cho đến tận hôm nay (tháng 8 năm 2012) mà vẫn chưa có nhà phê bình nào
nêu lên cái hay cái đẹp và cái tinh tuý có sức thuyết phục bạn đọc rộng rãi
của trào lưu thơ hậu hiện đại Việt Nam. Lòng tôi rất bức xúc, mà vẫn không
dám có ý kiến về thơ hậu hiện đại. Vì sao? Vì:
Một là: Tất cả các vị giáo sư tiến sĩ, một số nhà thơ chuộng cách tân hiện nay và đặc biệt là hai cơ quan chuyên về văn học lớn nhất của Việt Nam là Hội nhà văn Việt Nam và Viện Văn học – đều nhất loạt cổ vũ cho trào lưu cách tân thơ theo cảm thức hậu hiện đại. Điều này thể hiện rõ bằng việc tổ chức các hội thảo thơ rất hoành tráng: Hội thảo thơ Đồng Đức Bốn và Mai Văn Phấn – Hội thảo Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều – Hội thảo Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử.
Điều đó còn thể hiện rất rõ trong việc trao
giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2012 cho các tác giả Mai Văn Phấn,
Đinh Thị như Thuý, Đỗ Doãn Phương và Từ quốc Hoài…
Hai
là:
Trào lưu thơ hậu hiện đại của phương tây cũng chỉ bùng phát hơn ba chục năm
nay. Do đó nó rất mới, mới so với thế giới đã đành, mà đối với Việt Nam ta ,
thì nó lại càng vô cùng mới mẻ và hẳn chứa chan bao điều bí ẩn đầy quyến rũ.
Chính vì lẽ đó, nếu ta chưa hiểu nó, mà chỉ căn cứ vào cảm tính nhất thời khi
tiếp xúc với nó – thấy khác mình, liền vội lên tiếng tẩy chay nó một cách vô
căn cứ - thì thật là không khách quan, không khoa học và đúng là hồ đồ. Nếu
là bạn đọc chân chính và có lương tri – thì không nên và không được phép hồ
đồ.
Ba
là: Điều này rất riêng – nhưng nó cũng góp phần làm cho tôi im lặng bấy
lâu nay, không lên tiếng nói quan điểm của mình về thơ hậu hiện đại Việt Nam
(dẫu rằng trong lòng rất bức xúc). Đó là nhà thơ Inrasara cũng là bạn tôi
trên phương diện thi ca (cùng là người dân tộc thiểu số làm thơ bằng tiếng mẹ
đẻ của mình và bằng tiếng Việt). Anh Inrasara là người Chăm và tôi, Triệu Lam
Châu là người Tày chính gốc.
Anh
Inrasara là một nhà thơ có uy tín trong làng thơ ta hiện nay. Anh đã từng hai
lần đoạt giải thưởng thơ cao nhất của Hội nhà văn Việt Nam và Giải thưởng văn
học quốc tế Đông Nam Á. Nhà thơ Inrasara là một người để nhiều tâm huyết nghiên
cứu trào lưu thơ hậu hiện đại của thế giới và của Việt Nam, nên đã có những
bài viết công phu về trào lưu thơ mới mẻ này.
Tôi
không phải là một nhà nghiên cứu phê bình văn học, mà chỉ đơn thuần là một
người làm thơ thôi. Dẫu vậy giờ đây, khi đọc được quan niệm của Inrasara là
chấp nhận mọi sự khác biệt với mình (theo cảm thức hậu hiện đại) – thì tôi
mạnh dạn có bài viết trao đổi này, cũng vì việc chung mà thôi. Tôi rất ngại
và rất dè dặt…
Ngày
29 tháng 8 năm 2012 trên lethieunhon.com có đăng bài viết của Inrasara với
tựa đề là: Ai trách nhiệm định hướng thẩm mĩ độc giả?
Tiếp
đó là phản hồi của bạn đọc khi đọc bài trên của Inrasara. Tôi xin copy các
phản hồi đáng chú ý sau đây:
Phản hồi của bạn Hoàng
Gia Khanh:
28/08/2012 18:01
"
Xin hoan nghênh bài viết của In ra sa ra, nhưng có đoạn cần phải trao đổi
thêm:"
Rồi cả thập kỉ hình thành và lớn mạnh của phong trào sáng tác hậu hiện đại, non mười năm thơ tân hình thức xuất hiện và phát triển, tại sao Hội Nhà văn chưa có một hội thảo nhỏ, lớn nào bất kì về chúng? ..."Xin thưa, cái món hậu hiện đại bây giờ đã lạc mốt, lỗi thời, có thành tựu gì đâu mà nhăm nhe hội thảo?Không rõ nhà thơ ngây thơ hay ít đọc, hay cuồng tín mà tung hô cái món hậu hiện đại và tân hình thức này dữ vậy:
T
tôi nhặt lọn tóc đen cuối cùng tết bằng kỉ niệm
và những khuôn mặt đêm lượm về trên phố
cùng mùa thu vầng trăng hình như khuyết
gửi vào số máy 09…015
"tin nhắn gửi tới số 09…015 chưa thực hiện được
viettel xin gửi lại bạn 250 đồng”
và đêm
những vụn độc thoại
t…í…c…h…
t…ắ…c…
tôi không nghe tim mình đập 70 lần/phút
tôi không nghe tim mình đập 70 lần/
tôi không nghe tim mình đập 70 lần
tôi không nghe tim mình đập 70
tôi không nghe tim mình đập
tôi không nghe tim mình
tôi không nghe tim
tôi không nghe
tôi không
tôi
t.
tôi nhặt thêm vài sợi tóc mùa thu
bệt vào tờ thư gọi là nỗi nhớ
niêm phong bằng con tem hồ nghi
gửi đến số máy 09…015
"tin nhắn gửi tới số 09…015 chưa thực hiện được.
viettel xin gửi lại bạn 250 đồng”.
"thuê bao quý khách vừa gọi
tạm thời không liên lạc được
xin quý khách vui lòng gọi lại sau”
và quầng thâm
võng xuống mắt
liệt>
tôi không nghe tim mình đập 70 lần/ phút
tôi không nghe tim mình đập 70 lần/
tôi không nghe tim mình đập 70 lần
tôi không nghe tim mình đập 70
tôi không nghe tim mình đập
tôi không nghe tim mình
tôi không nghe tim
tôi không nghe
tôi không
tôi
t...
Loại thơ đó thử hỏi có đáng ném vào sọt rác hay không mà ai đó còn định mang ra làm trang sức cứu cánh..”
Rồi cả thập kỉ hình thành và lớn mạnh của phong trào sáng tác hậu hiện đại, non mười năm thơ tân hình thức xuất hiện và phát triển, tại sao Hội Nhà văn chưa có một hội thảo nhỏ, lớn nào bất kì về chúng? ..."Xin thưa, cái món hậu hiện đại bây giờ đã lạc mốt, lỗi thời, có thành tựu gì đâu mà nhăm nhe hội thảo?Không rõ nhà thơ ngây thơ hay ít đọc, hay cuồng tín mà tung hô cái món hậu hiện đại và tân hình thức này dữ vậy:
T
tôi nhặt lọn tóc đen cuối cùng tết bằng kỉ niệm
và những khuôn mặt đêm lượm về trên phố
cùng mùa thu vầng trăng hình như khuyết
gửi vào số máy 09…015
"tin nhắn gửi tới số 09…015 chưa thực hiện được
viettel xin gửi lại bạn 250 đồng”
và đêm
những vụn độc thoại
t…í…c…h…
t…ắ…c…
tôi không nghe tim mình đập 70 lần/phút
tôi không nghe tim mình đập 70 lần/
tôi không nghe tim mình đập 70 lần
tôi không nghe tim mình đập 70
tôi không nghe tim mình đập
tôi không nghe tim mình
tôi không nghe tim
tôi không nghe
tôi không
tôi
t.
tôi nhặt thêm vài sợi tóc mùa thu
bệt vào tờ thư gọi là nỗi nhớ
niêm phong bằng con tem hồ nghi
gửi đến số máy 09…015
"tin nhắn gửi tới số 09…015 chưa thực hiện được.
viettel xin gửi lại bạn 250 đồng”.
"thuê bao quý khách vừa gọi
tạm thời không liên lạc được
xin quý khách vui lòng gọi lại sau”
và quầng thâm
võng xuống mắt
liệt>
tôi không nghe tim mình đập 70 lần/ phút
tôi không nghe tim mình đập 70 lần/
tôi không nghe tim mình đập 70 lần
tôi không nghe tim mình đập 70
tôi không nghe tim mình đập
tôi không nghe tim mình
tôi không nghe tim
tôi không nghe
tôi không
tôi
t...
Loại thơ đó thử hỏi có đáng ném vào sọt rác hay không mà ai đó còn định mang ra làm trang sức cứu cánh..”
Phản hồi của bạn Lý Văn
Trinh:
29/08/2012 06:54
" Tôi nghĩ ở các
nước Phương tây sau khi đã lên đến tột đỉnh của " văn chương lãn
mạn". Sau khi nền công nghiệp đã hiện đại, khoa học kỹ thuật của họ phát
triển đến đỉnh cao, trong khi sức chịu đựng ( tinh thần tình cảm) của con
người có lẽ có hạn, thiên nhiên, tự nhiên bị tàn phá, lòng người thì "
ăn ngay, yêu ngay- hốt liền nên hình như họ " vô cảm duy lí)...Nên văn
chương của họ mới sinh ra " chán chường" và có "hậu hiện đại
và tân hình thức" chăng?! Chả thế mà rất nhiều nhà văn hóa của Phương
tây đang muốn tìm về " văn hóa Phương đông) chăng? Tôi nghĩ văn hóa
Việt, văn hóa Phương đông không chỉ và không thể cứ cố tình " nhồi
nhét" cái hậu hiện đại", áp đặt như ý nghĩ của INRASARA
hay cách làm thơ của Nguyễn Quang Thiều được! Sự tinh tế giầu biểu cảm, phong
phú và vẻ đẹp lung linh của tiếng Việt, của ngữ pháp tiếng Việt nếu đi theo
lối này , chắc chắn sẽ" chết"!....”
Tôi, Triệu Lam
Châu rất tán đồng với hai phản hồi này của hai bạn Hoàng Gia Khanh và Lý Văn
Trinh về thơ hậu hiện đại Việt Nam.
Lâu nay tôi dè dặt phân vân, vì mình chưa có cảm
thức hậu hiện đại, nên chưa chấp nhận và chưa thấm thía chất hậu hiện đại của
trào lưu thơ này chăng? Rõ ràng là mình chưa thay đổi được thói quen thưởng
thức thơ bấy lâu nay. Từ trước tới nay đông đảo bạn đọc nước ta quen thưởng
thức thơ theo quan niệm truyền thống, theo tôi là có mấy điểm cơ bản như sau:
Thơ là thiêng liêng là tâm huyết và vô cùng cao quý.
Chính vì vậy nó rất sang trọng, nó không dung nạp sự vô văn hoá. Và nhờ vậy,
đọc thơ như là sự thanh lọc tâm hồn. Thơ là thuốc bổ dưỡng tâm hồn.
Trước tiên hãy làm một con người tốt và một công
dân tốt đã, rồi mới làm thơ. Phải có sự trải nghiệm cuộc sống sâu xa và có
tài năng, có tâm huyết, đồng thời phải lao động nghệ thuật nghiêm túc – thì
mới có cơ hội có thơ hay.
Thơ phải mang những nỗi niềm của đông đảo dân
chúng và của lòng mình.
Do những chuẩn mực cơ bản như vậy về nội dung,
nên hình thức thơ phải làm sao tác động hiệu quả nhất đến tâm hồn người đọc
tri âm. Người đọc sẽ cảm thơ, hiểu thơ, yêu thơ, rồi cuối cùng là thuộc thơ.
Xưa nay thơ hay thường là thơ trong sáng, giản dị, đẹp đẽ và ngân vọng trong
lòng ta như tiếng hát tri âm không bao giờ phai.
Từ quan niệm như vậy và từ hai phản hồi của hai
bạn Hoàng Gia Khanh và Lý Văn Trinh như trên – mà tôi cảm thấy không dè dặt
nữa, cần trao đổi thẳng thắn vấn đề: Thơ Việt Nam hiện nay nên tiếp nhận trào
lưu thơ hậu hiện đại của thế giới như thế nào?
Trước tiên
xin nói về ưu điểm của trào lưu thơ hậu hiện đại:
Một là: Nó chấp nhận
mọi sự khác biệt với nó. Nghĩa là nó không kỳ thị, không phân biệt đâu là thơ
nước này hay nước kia, dân tộc này hay dân tộc kia, tầng lớp này hay tầng lớp
khác… Do đó về khía cạnh nào đó, nó có tính dân chủ và không có tính áp đặt.
Chúng ta đã biết trong sáng tạo văn chương mà áp đặt phải thế này phải thế nọ
- thì sẽ khó có tự do sáng tác. Và như vậy tác phẩm sinh ra trong sự áp đặt,
sẽ khó thành những tác phẩm văn chương đích thực.
Hai là: Quả thật họ
(những người làm thơ theo cảm tức hậu hiện đại) đã tạo ra một loại thơ hoàn
toàn mới mẻ và lạ lẫm, mà từ trước tới nay chưa hề có trong lịch sử phát
triển văn học toàn nhân loại. Theo lô gích xưa nay, thì những phát kiến về
khoa học tự nhiên và xã hội càng về sau càng hoàn hảo hơn giai đoạn trước đó.
Có lẽ vì vậy mà nó là một miền đất lạ đầy quyến rũ cho những khám phá mới thả
sức tung hoành. Chính vì lẽ đó nó dễ gây ảo tưởng rằng trào lưu này là đỉnh
cao của mọi đỉnh cao về phương thức sáng tạo nghệ thuật, nên nó dễ lôi kéo
nhiều người đi vào quỹ đạo của nó.
Ba là: Thơ hậu hiện
đại nói chung đều có tính cảnh tỉnh, phản tỉnh hay phản biện xã hội, nhất là
trong xã hội phương tây còn ngổn ngang bao điều bất hợp lý cần giải quyết. Do
đó nó cũng là tiếng lòng của một số bộ phận đối trọng với xã hội, chủ yếu là
ở phương tây.
Bốn là: Thơ hậu hiện
đại thể hiện được cái tôi gần như tự do tuyệt đối, một kiểu tự do vô chính
phủ. Chính đặc tình này nó rất đắc đạo với quan điểm đề cao tự do cá nhân rất
thịnh hành ở phương tây. Tự do vô chính phủ, gần như đồng hành với nổi loạn.
Năm là: Chính vì những
đặc điểm nội dung trên mà chúng ta dễ nhận thấy, hình thức thơ hậu hiện đại
là một loại thơ rất khó hiểu. Và một số người quan niệm làm thơ không phải để
hiểu !? Nó là một loại thơ hình như chỉ nhằm xả nỗi bức xúc mà thôi!
Hẳn còn nhiều điểm khác nữa, khi nói về mặt
"ưu điểm” của trào lưu thơ hậu hiện đại. Song theo tôi, thì tạm dừng lại
năm điểm như vậy đã.
Bây giờ chúng ta cùng đi vào nghiên cứu những mặt
hạn chế của trào lưu thơ hậu hiện đại như sau:
Theo bài viết của Irasara (trên inrasara.com) với
tựa đề: "Thơ Việt, từ hiện đại
đến hậu hiện đại
Posted on 03.03.2009 by admin
(sửa lại vào ngày
19-1-2010)
THƠ VIỆT, TỪ HIỆN ĐẠI ĐẾN HẬU HIỆN ĐẠI” trong đó có viết:
THƠ VIỆT, TỪ HIỆN ĐẠI ĐẾN HẬU HIỆN ĐẠI” trong đó có viết:
"Nhà
thơ hậu hiện đại chối bỏ mọi dạng đại tự sự grand narratives làm ngu muội đầu
óc và làm u mê tinh thần. Chối bỏ đại tự sự không gì hiệu quả hơn thái độ
giải thiêng sự thể. Giải thiêng hình chữ S của đất nước (Nguyễn Hoàng Tranh),
giải thiêng ảo tưởng bốn ngàn năm văn hiến (Đinh Linh) hay niềm tự hào về
truyền thống văn hóa dân tộc (Nguyễn Đăng Thường), giải thiêng huyền thoại
Việt Nam là nước thơ (Lý Đợi) và giải thiêng chính bản thân thơ ca (Bùi
Chát): thơ ca chỉ là món hàng như mọi món hàng, nó không đứng cao hay thấp
hơn các hàng hóa khác….”
Qua đoạn trích
này ta thấy nổi lên một vấn đề: Trong quan niệm của nhà thơ hậu hiện
đại, những vấn đề xưa nay rất thiêng
liêng như Tổ quốc Việt Nam hình chữ S, truyền thống văn hoá Việt Nam bốn ngàn
năm thiêng liêng, giá trị thiêng liêng của thơ ca… - đều trở thành tầm
thường, không có gì gọi là thiêng liêng cả. Họ đã tầm thường hoá những giá
trị thiêng liêng ngàn đời của dân tộc.
Quan niệm như vậy là hoàn toàn trái với truyền
thống tốt đẹp và thiêng liêng của dân tộc ta. Chúng ta khó có thể chấp nhận
được một quan niệm như vậy trong sáng tác thơ ca chân chính.
Chính
vì quan niệm như trên mà những nhà thơ hậu hiện đại đã sáng tác ra những vần
thơ lạ, kinh dị so với thơ truyền thống giàu tính văn hoá của chúng ta.
Tôi xin trích tiếp từ bài viết của Inrasara như
sau: "…Vài chục năm qua, các tên tuổi: Trịnh T. Minh-hà, Phạm Thị
Hoài, Lê Thị Huệ, Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Hương, Đỗ Lê Anh Đào,… đã đi những
bước dài. Ở trong nước, sau phong trào nữ quyền luận sơ khai qua sáng tác của
Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư là nhóm Ngựa Trời với "cuộc cách mạng thơ
dang dở” của họ. Không cần tuyên bố to chuyện mà, chỉ bằng một nhát dao,
Nguyễn Thị Hoàng Bắc đã cắt đứt cái đuôi hậu tố "nữ”, rất tuyệt.
tiếng nước đái
nhỏ giọt
trong bồn cầu tí tách
thứ nước ấm sóng sánh vàng
hổ phách
trong người tôi tuôn ra
phải rồi
tôi là đàn bà
hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ
bây giờ
được ngồi rồi trên bồn cầu chễm chệ
tương lai không chừng tôi sẽ
to con mập phệ
tí tách như mưa
ngọn cỏ gió đùa(10)
Những kiểu thơ như vậy không hiểu nó hay như thế nào, mà Inrasara buông một câu gồm hai chữ "rất tuyệt”. Riêng tôi, Triệu Lam Châu thì không thấy hay. Nhưng thôi, chúng ta cứ theo tinh thần hậu hiện đại là chấp nhận sự khác biệt nhau vậy. Song tôi đinh ninh rằng, theo thói quen thưởng thức thơ truyền thống, thì quảng đại quần chúng yêu thơ sẽ cho rằng: Đấy là loại thơ… bỏ qua giá trị thẩm mỹ…
Xưa nay trong thơ hay trong tiểu thuyết khi phản
ánh những mảng tối trong lòng của những nhân vật phản diện, thể hiện lúc
chúng chửi nhau tục tằn, nhà văn cũng chỉ dám viết: Đ… mẹ nó!
Chỉ cần vậy thôi là người đọc hiểu rồi. Viết như
vậy là văn hoá, là chừng mực, cần gì phải viết trắng ra nữa, kinh lắm. Nếu ta
để ý hàng ngày bà con hay bạn bè nói chuyện với nhau, khi cần dẫn chứng ra
một câu chửi tục của ai đó, họ đều nói: "Xin lỗi, nó chửi thế này…” Vậy
có nghĩa là người ta xử sự một cách có văn hoá. Trong lòng họ là một vầng
sáng văn hoá, khi đụng đến những câu chửi tục tằn, hình như họ cảm thấy
thoáng lạnh cả tâm hồn (bởi vì họ đâu muốn nói câu đó) – nên họ xin lỗi
trước… rồi trích dẫn câu nói tục kia sau…Thế mà nhà thơ hậu hiện đại Việt Nam
lại công khai và trắng trợn nữa – thể hiện sự "vô văn hoá” (xét theo
quan niệm truyền thống xưa nay). Tôi, Triệu Lam Châu lại đành phải xin lỗi
bạn đọc, vì phải bất đắc dĩ trích dẫn bài thơ thể hiện sự vô văn hoá của nhà
thơ hậu hiện đại Bùi Chát như sau để chứng minh cho luận điểm của mình:
cái lồn què
là cái lồn có kinh, ngoài
ra có thể hiểu như sau:
ngày xưa, cách đây thật nhiều nhiều năm. các loài đều chung sống, đối đãi với nhau như bạn bè, riêng đàn bà & lồn là 2 loài ăn chơi đàn đúm & nhậu nhẹt bê tha hơn cả
vì mắc nợ một món tiền khá lớn, lồn buộc phải ở đợ cho đàn bà. suốt ngày quanh quẩn trên cơ thể, làm lụng vất vả: từ chăm sóc sắc đẹp cho đến vệ sinh các thứ…
một hôm. nhớ giang hồ không chịu nổi, lồn bỏ trốn vài ngày. chính thế mà đàn bà biết, loài đàn ông yêu thương, đắm đuối mình cũng chỉ vì lồn
để giữ lồn lại bên mình. đàn bà tìm mọi cách giăng bẫy, đánh đập lồn tàn nhẫn đến què cả hai chân…sau đó xiềng luôn ở háng
từ đó, phần bị thiên hạ đàm tiếu, phần vì đi đứng không tiện. chẳng ai biết lồn ở đâu
duy bọn trẻ lúc nào cũng nghĩ: đàn bà & lồn, nhất định là một
ngày xưa, cách đây thật nhiều nhiều năm. các loài đều chung sống, đối đãi với nhau như bạn bè, riêng đàn bà & lồn là 2 loài ăn chơi đàn đúm & nhậu nhẹt bê tha hơn cả
vì mắc nợ một món tiền khá lớn, lồn buộc phải ở đợ cho đàn bà. suốt ngày quanh quẩn trên cơ thể, làm lụng vất vả: từ chăm sóc sắc đẹp cho đến vệ sinh các thứ…
một hôm. nhớ giang hồ không chịu nổi, lồn bỏ trốn vài ngày. chính thế mà đàn bà biết, loài đàn ông yêu thương, đắm đuối mình cũng chỉ vì lồn
để giữ lồn lại bên mình. đàn bà tìm mọi cách giăng bẫy, đánh đập lồn tàn nhẫn đến què cả hai chân…sau đó xiềng luôn ở háng
từ đó, phần bị thiên hạ đàm tiếu, phần vì đi đứng không tiện. chẳng ai biết lồn ở đâu
duy bọn trẻ lúc nào cũng nghĩ: đàn bà & lồn, nhất định là một
(Theo talawas chủ
nhật, ngày 5/3/2006)
Những bài gọi là thơ hậu hiện đại này, nó đảm bảo tính lạ lẫm, khác người hoàn toàn, phản lại văn hoá truyền thống cả về nội dung lẫn hình thức…Liệu người yêu thơ chân chính có chấp nhận loại thơ này không? Và nếu theo đà này mai sau cả một lớp nhà thơ mới sáng tác theo phong cách ấy – thì nền thơ nước nhà sẽ đi về đâu? Tôi xin lưu ý: Tôi copy từ internet bài thơ này, nên hình thức chính tả được giữ y nguyên. Sau dấu chấm – không viết hoa, khi xuống dòng – cũng không viết hoa nốt. Nghĩa là…tác giả chủ tâm làm khác truyền thống hoàn toàn về mọi phương diện….
Thế
rồi Irasara viết tiếp: "Hậu hiện đại đang xảy ra tại Việt Nam, đó là
thực tế. Lực lượng chưa nhiều. Không ít của chưa nhiều này không tự nhận sáng
tác theo hậu hiện đại; còn lại cũng chưa áp dụng đầy đủ thủ pháp hậu hiện
đại. Hơn nữa – ngoài nhóm Mở Miệng – mỗi nhà thơ đều sáng tác đơn độc, nên
hậu hiện đại Việt chưa thể hình thành một trào lưu rộng lớn, tác động nhiều
chiều đến văn học và xã hội nói chung.
Nhưng tất cả gặp nhau ở cảm thức hậu hiện đại.
Nhưng tất cả gặp nhau ở cảm thức hậu hiện đại.
Cảm thức hậu hiện đại postmodern sensibility:
Cảm thức hậu hiện đại là một lối cảm nhận về thế giới như là một hỗn độn, vô nghĩa, bất khả nhận thức; nơi mọi bảng giá trị đều đổ vỡ, mọi định hướng ý nghĩa đều vô ích. Con người không còn mang niềm tin vào những gì lâu nay họ từng tin: Thượng đế hay Nhà nước, Tổ quốc hay Con người, Chân lí hay Lịch sử,…. Mọi "nỗ lực khôi phục trật tự đẳng cấp, hoặc những hệ thống ưu tiên nào đó trong cuộc sống, đều vô ích và không thể thực hiện được” (I.P. Ilin). Nhận thức thế giới của con người luôn là nhận thức đầy thiếu khuyết. Nói cách khác, tri thức chỉ là một hiện tượng, được diễn dịch một cách chủ quan bằng giải trình ngôn ngữ discourse, hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân. Nó không gì hơn một trò chơi ngôn ngữ. Trong lúc ngôn ngữ như một phương tiện đạt đến "chân lí” cũng không đáng tin cậy nữa…”
Đoạn
trích dẫn trên đây có nhiều ý, nhưng tôi xin bạn đọc lưu ý: "Cảm thức hậu hiện đại là một lối cảm
nhận về thế giới như là một hỗn độn, vô nghĩa, bất khả nhận thức; nơi mọi
bảng giá trị đều đổ vỡ, mọi định hướng ý nghĩa đều vô ích. Con người không
còn mang niềm tin vào những gì lâu nay họ từng tin: Thượng đế hay Nhà nước,
Tổ quốc hay Con người, Chân lí hay Lịch sử,…”.
Nếu làm thơ theo một cảm thức "hỗn độn, vô nghĩa, mọi bảng giá trị đều đổ vỡ, mọi định hướng ý nghĩa đều vô ích” và không còn niềm tin nào nữa kể cả chân lý, Tổ quốc thiêng liêng, con người nhân hậu… - thì sẽ sinh ra loại thơ gì nhỉ? Đó là thơ hậu hiện đại. Và quần chúng yêu thơ chân chính của Việt Nam hôm nay và mai sau liệu có chấp nhận cảm thức thơ như trên không. Tôi xin khẳng định là không! Bởi vì nó không xứng đáng được nằm vào gia tài tinh thần của dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến. Bởi vì cảm thức hậu hiện đại hoàn toàn trái với quan niệm thơ truyền thống như tôi đã nêu ở trên.
Trong bài "Hậu hiện đại & thơ hậu hiện
đại Việt
Posted on 21.12.2007 by admin
HẬU HIỆN ĐẠI &
THƠ HẬU HIỆN ĐẠI VIỆT
Một phác họa.” Inrasara viết: "…Nên có thể nói, cái đặc trưng nhất của lối viết hư cấu hậu hiện đại là sự phá vỡ trật tự thời gian, sự phân mảnh, tính lỏng lẻo trong liên kết ý tưởng, sự sáng tạo những cặp vòng tương tác,.. thể hiện trong sự rối loạn ngôn từ của kẻ mang chứng bệnh thần kinh phân liệt (schizophrenia)…”
Một phác họa.” Inrasara viết: "…Nên có thể nói, cái đặc trưng nhất của lối viết hư cấu hậu hiện đại là sự phá vỡ trật tự thời gian, sự phân mảnh, tính lỏng lẻo trong liên kết ý tưởng, sự sáng tạo những cặp vòng tương tác,.. thể hiện trong sự rối loạn ngôn từ của kẻ mang chứng bệnh thần kinh phân liệt (schizophrenia)…”
Đến đây ta mới rõ lối viết của nhà thơ hậu hiện
đại là… thể hiện trong sự rối loạn ngôn từ của kẻ mang chứng bệnh thần kinh
phân liệt. Hay nói cách khác là họ làm
thơ như là trong lúc điên loạn vậy. Do đó ta không lạ khi đọc những lời bình
của Inrasara về những vần thơ sau đây của các nhà thơ hậu hiện đại:
"…Văn Cao chết,
Trịnh Công Sơn chết kèm theo đó là bao lời điếu văn và diễn văn đau buồn. Đó
là điều thiêng liêng. Thế nhưng đã không ít kẻ biến thiêng liêng ấy thành món
ăn theo tệ hại. Bùi Chát sẵn sàng nhại âm "hu hu hu” để đùa nghịch lời
điếu văn sáo mòn giả tạo ấy. Nếu điếu văn, diễn văn long trọng quá đáng và có
nguy cơ bốc mùi, Nguyễn Hoàng Nam bỡn cợt nó cách khác nữa:
những giây phút cuối cùng
của con cặc tôi
cũng khá cảm động
Chú thích: theo lời kể lại thì cảm động ngang ngửa với các bài diễn văn.
(Nguyễn Hoàng Nam, "Gia tài”)
cũng khá cảm động
Chú thích: theo lời kể lại thì cảm động ngang ngửa với các bài diễn văn.
(Nguyễn Hoàng Nam, "Gia tài”)
Họ là nhà thơ hậu hiện
đại….”
"…Khi nhà lãng mạn
tin tưởng vào tiền đồ đất nước, vào tương lai tươi sáng của dân tộc, với tiến
bộ về mọi mặt thì Đỗ Kh. đưa cái nhìn soi vào cả bề nổi lẫn chìm, sáng lẫn
tối.
Cao ốc ta sẽ chọc trời
hơn là Hương Cảng
Ta sẽ có nhiều đĩ hơn là Thái Lan
(Đỗ Kh., "Ngũ Long hành khúc”)
Ta sẽ có nhiều đĩ hơn là Thái Lan
(Đỗ Kh., "Ngũ Long hành khúc”)
Thấy và kể ra khơi khơi
vậy thôi. Không trầm trọng hóa vấn đề, nhưng ở đó vẫn mang đầy yếu tố cảnh
tỉnh, Đỗ Kh. là nhà thơ hậu hiện đại.
Sâu sắc, lạ biệt, độc đáo, nén, ý tại ngôn ngoại là tiêu đích phấn đấu của mọi nhà thơ hiện đại; các nhà hậu hiện đại làm ngược lại, tất cả được đưa lên bề mặt, lòi ra, trồi lên. Bề mặt này còn thể hiện ngay ở cách chọn đề tài. Đinh Linh thơ về thực đơn, về cơm và cháo, ngôn ngữ và thịt. Bùi Chát nêu "Việc kém hiểu biết trong vấn đề phòng & tránh thai dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc”. Còn Vũ Thành Sơn tìm hiểu "Lý do tôi không uống cà phê sáng nay”….”
Sâu sắc, lạ biệt, độc đáo, nén, ý tại ngôn ngoại là tiêu đích phấn đấu của mọi nhà thơ hiện đại; các nhà hậu hiện đại làm ngược lại, tất cả được đưa lên bề mặt, lòi ra, trồi lên. Bề mặt này còn thể hiện ngay ở cách chọn đề tài. Đinh Linh thơ về thực đơn, về cơm và cháo, ngôn ngữ và thịt. Bùi Chát nêu "Việc kém hiểu biết trong vấn đề phòng & tránh thai dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc”. Còn Vũ Thành Sơn tìm hiểu "Lý do tôi không uống cà phê sáng nay”….”
"…Không còn sự lựa
chữ kĩ lưỡng, đẹp và thơ mộng đầy tính văn chương! Ngôn ngữ thơ của các nhà
thơ hậu hiện đại là lời nói đời thường, hơn nữa – tầng lớp dưới đáy xã hội,
chợ búa, vỉa hè. Khái niệm ngôn từ thô thiển hay sang trọng, dơ hay sạch, xấu
hay đẹp không còn tồn tại. Ngôn ngữ thơ Đinh Linh ở "Thơ song nghĩa”(13)
là ngôn ngữ trắng, trần, truồng, thứ ngôn ngữ đã được lột bỏ mọi lớp áo ẩn dụ
hay biện pháp tu từ, giải trừ mọi mượt mà, ẻo lả, truyền cảm. Nó chỉ đúng sự
việc, không lung linh hàm nghĩa mà: thẳng, lồ lộ nghĩa đen. Tất cả đều phơi
bày ra bề mặt. Chính bởi từ chối hạn từ được cho là sang trọng, cao cấp nên
lắm lúc nó rất dung tục và luôn sẵn sàng ở tư thế phạm húy!
Đấy là ngôn ngữ đời thường, rất đời thường. Chúng hiện hữu trong cuộc sống, và thi sĩ hậu hiện đại xử sự bình đẳng với chúng. Vú là vú là vú…Tại sao trong khi thơ "đầy tóc, môi và mắt”, đầy bàn tay, bờ vai,… còn vú lại phải xuất hiện sau tấm voan "đôi gò bồng đảo”? Nó cần được bình đẳng, bình đẳng cả lối phát âm địa phương bị cho là ngọng với lối phát chuẩn. Nguyễn Hoàng Nam từng dùng đến nó, đến Bùi Chát, anh đẩy sự thể tới tận mút của lối nói "ngọng”, gần suốt tập thơ đầu tay của mình:
Đấy là ngôn ngữ đời thường, rất đời thường. Chúng hiện hữu trong cuộc sống, và thi sĩ hậu hiện đại xử sự bình đẳng với chúng. Vú là vú là vú…Tại sao trong khi thơ "đầy tóc, môi và mắt”, đầy bàn tay, bờ vai,… còn vú lại phải xuất hiện sau tấm voan "đôi gò bồng đảo”? Nó cần được bình đẳng, bình đẳng cả lối phát âm địa phương bị cho là ngọng với lối phát chuẩn. Nguyễn Hoàng Nam từng dùng đến nó, đến Bùi Chát, anh đẩy sự thể tới tận mút của lối nói "ngọng”, gần suốt tập thơ đầu tay của mình:
Tôi lém lước bọt nên tường
tôi yêu những người đàn bà đang nà chuột jưới cống
tôi thấy em mặc cuần nót mười ngàn ba cái mua ở vỉa hè
xách không nàm tôi tốt hơn mỗi khi chủ nhật
tôi nhìn tôi bay chên chời
tôi hành hạ tôi ba bữa
tôi đâm ja
tôi cêu đòi chữ ngĩa…(14)
Bằng sử dụng ngôn ngữ bình dân, đời thường đề cập các vấn đề thường nhật: cơm áo gạo tiền với cái lo lắng, ưu tư mang tính cá thể, đơn lẻ, vụn vặt, nhà thơ hậu hiện đại xóa bỏ khoảng cách phân ranh giới thơ cao cấp và thơ thấp cấp….”
Vốn quen tiếp nhận thơ theo kiểu truyền thống, chúng ta không thể chấp nhận những loại thơ phản văn hoá như trên. Có lẽ phải phải thay đổi quan điểm mĩ học về thơ, thì mới chấp nhận nó nổi chăng? Do đó mà Irasara đã viết:
"…Thay
đổi quan điểm mĩ học về thơ, nó buộc lề thói phê bình thơ cũng phải thay đổi.
Một số "tác giả” còn quyết liệt đẩy quan niệm thơ về phía cực đoan hơn nữa! Các khái niệm: hay, đẹp, có hồn, rất thật…, cần phải bị biến mất mà thay vào đó là những khái niệm mới: vui, buồn cười, quái chiêu… Bùi Chát là người đầu tiên ở Sài Gòn phát động: thơ là phải vui, và anh thực hành tất cả tập thơ của mình theo chiều hướng ấy. Từ Xáo chộn chong ngày (2003) cho đến Tháng tư gẫy súng (2006); hay Lý Đợi: Bảy biến tấu con nhện (2003), Trường chay thịt chó (2005); và Phan Bá Thọ: Chuyển động thẳng đứng (2001), Đống rác vô tận (2004) cũng vậy. Một không khí tạp nham, hỗn độn, rối mù mù nhưng… vui vẻ!...”
Một số "tác giả” còn quyết liệt đẩy quan niệm thơ về phía cực đoan hơn nữa! Các khái niệm: hay, đẹp, có hồn, rất thật…, cần phải bị biến mất mà thay vào đó là những khái niệm mới: vui, buồn cười, quái chiêu… Bùi Chát là người đầu tiên ở Sài Gòn phát động: thơ là phải vui, và anh thực hành tất cả tập thơ của mình theo chiều hướng ấy. Từ Xáo chộn chong ngày (2003) cho đến Tháng tư gẫy súng (2006); hay Lý Đợi: Bảy biến tấu con nhện (2003), Trường chay thịt chó (2005); và Phan Bá Thọ: Chuyển động thẳng đứng (2001), Đống rác vô tận (2004) cũng vậy. Một không khí tạp nham, hỗn độn, rối mù mù nhưng… vui vẻ!...”
Tôi xin khẳng định rằng nếu thay đổi mĩ học về thơ theo hướng như thế là đưa thơ đi tới chỗ bế tắc mà thôi. Nếu "Các khái niệm: hay, đẹp, có hồn, rất thật…, cần phải bị biến mất mà thay vào đó là những khái niệm mới: vui, buồn cười, quái chiêu” – thì vô hình trung thơ cổ vũ cho kiểu sống hời hợt mang nặng tính bản năng. Con người chân chính có văn hoá thì trong cuộc sống chủ yếu thường hướng tới những giá trị tính thần trong sáng, cao cả và thiêng liêng - có ai đề cao lối sống theo nản năng đâu?
Tóm lại tôi xin khẳng định rằng: Thơ hậu hiện đại Việt Nam đã chối bỏ thơ truyền thống một cách triệt để! Những giá trị thơ tốt đẹp được xây dựng từ hàng ngàn năm trước đó, đều bị quan niệm thơ hậu hiện đại phá phách và hạ bệ hết… Và thực tế trào lưu thơ hậu hiện đại đã bước đầu tạm thành công (đối với một số người) trong việc hạ bệ những giá trị chân chính của thơ truyền thống thiêng liêng. Điều đó thật là đau đớn. Tâm hồn chân chính của mỗi bạn đọc yêu thơ cần phải tăng cường sự miễn dịch đối với những loại thơ như vậy hoặc tương tự như thế!
Để kết thúc bài viết này, tôi xin trích một đoạn
trong bài viết "MỘT CÁI NHÌN TOÀN DIỆN” (Ghi chép của Bùi Công Thuấn về Lớp tập huấn công tác lý luận, phê bình
văn học, nghệ thuật tổ chức tại Đồng Nai, đăng trên Phongdiep.net ngày 26
tháng 7 năm 2012) như sau:
"…TS Lê Thành Nghị gửi đến hội nghị những thông tin về tình hình LLPB hiện nay. Ông cũng điểm qua tình hình sáng tác: mở rộng đề tài (như sex, đồng tính, Cải cách Ruộng Đất, chiến tranh, đề tài thế sự, đạo đức, đề tài lịch sử trong văn).Thơ có 3 dòng chính là thơ truyền thống (Hữu Thỉnh, Bằng Việt…), dòng thơ nhiều lời (Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Trần Quang Quý…) và dòng thơ tắc tỵ… Ông bày tỏ rằng "tôi không mấy hy vọng vào dòng thơ tắc tỵ, vì không biết sẽ đưa thơ VN đến đâu. Nếu anh không đi từ văn hóa, thẩm mỹ dân tộc thì anh sẽ không thể tới đâu. Văn học không thể là "không thể hiểu”, chỉ là vọt trào vô thức, tôi cho đó là những tác giả kém bản lĩnh…”
Tuy
Hoà,
TRIỆU LAM CHÂU
Email:
trieulamchau@gmail.com
ĐT:
0983 825502
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét